Ảnh hưởng của đái tháo đường lên vùng quanh răng

Bệnh đái tháo đường là một ví dụ điển hình của bệnh toàn thân lên vùng quanh răng. Cơ chế bệnh là sự rối loạn chuyển hóa phức hợp, biểu hiện bệnh là tăng đường huyết mạn tính, giảm insulin máu gây giảm khả năng chuyển glucose từ máu vào mô làm tăng đường huyết, dẫn đến đái tháo đường. Chuyển hóa lipid và protein cũng bị ảnh hưởng. Tình hình tăng đường huyết mạn tính dẫn đến nguy cơ biến chứng, ví dụ bệnh nhiễm trùng ơ các mao mạch như mạch nuôi thần kinh, thận, các biến chứng mạch lớn như mạch não, tim. Nguy cơ nhiễm trùng còn làm chậm lành thương.

Biểu hiện bệnh đái tháo đường ở miệng: viêm góc mép khô và nứt nẻ niêm mạc miệng, cảm giác khô nóng trong miệng và lưỡi, giảm lưu lượng nước bọt, thay đổi hệ vi sinh vật trong miệng, candida ablbicans, liên cầu tan huyết, tụ cầu chiếm số lượng lớn. Tăng nguy cơ sâu răng ở những người kiểm soát đường huyết kém. Những triệu chứng này không đặc thù cho bệnh đái tháo đường và chỉ thường gặp ở những người kiểm soát đường huyết kém.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường lên vùng quanh răng, một số thay đổi ở vùng quanh răng, một số thay đổi ở vùng quanh răng đã được mô tả như: lợi phì đại, polyp lợi mềm hoặc có cuống, tạo áp xe vùng quanh răng, viêm quanh răng, răng lung lay. Cơ chế là do đường huyết và đường nước bọt tăng làm thay đổi hệ vi sinh vùng quanh răng và giảm khả năng đề kháng tại chỗ.

Viêm quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1 thường xuất hiện sau tuổi 12. Khảo sát cho thấy 9.8% người 13 đến 18 tuổi bị đái tháo đường ở Mỹ mắc viêm quanh răng, người trên 19 tuổi tới 39% mắc viêm quanh răng.

Bệnh viêm quanh răng ở người đái tháo đường không theo một hình mẫu cố định nào. Người đái tháo đường bị viêm quanh răng và vệ sinh kém thường có viêm lợi nặng, túi lợi sâu, tiêu xương nặng, áp xe quanh răng.

Người trẻ bị đái tháo đường typ 1 thường bị tổn thương vùng quanh răng 6 và các răng cửa nặng hơn các răng khác, còn người lớn tuổi thường bị tổn thương đều tất cả các vùng răng. Tuổi thanh thiếu niên thường bị viêm quanh răng toàn bộ.

Những người đái tháo đường trên 30 tuổi có nguy cơ bị phá hủy vùng quanh răng nhiều hơn, những người được phát hiện mắc đái tháo đường trên 10 năm có tổn thương vùng quanh răng rõ hơn những người phát hiện dưới 10 năm.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh đái tháo đường không gây ra viêm quanh răng mà là tình trạng biến đổi do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên vùng quanh răng làm bệnh viêm quanh răng dễ khởi phát, dễ nặng lên và khó lành thương. Áp xe vùng quanh răng là đặc điểm thường gặp ở viêm quanh răng đái tháo đường.

Căn nguyên tăng nặng viêm quanh răng đái tháo đường: Đường huyết, đường ở dịch lợi, chỉ số mảng bám, chỉ số lợi ở người đái tháo đường cao hơn so với người đường huyết bình thường. Hệ vi sinh vật ở mảng bám răng dưới lợi thay đổi và gồm chủ yếu capnocytophaga, xoắn khuẩn kỵ khí, các loài Actinomyces.

  • Cách xử trí và biện pháp phòng ngừa biến chứng răng miệng ở người tiểu đường

Đối với người tiểu đường, nguyên nhân dẫn đến biến chứng răng miệng là do đường huyết tăng cao. Chính vì thế, việc kiểm soát đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng, trong đó bao gồm cả bệnh lý răng miệng.

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bạn nên duy trì đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, làm sạch bề mặt giữa các răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng. Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, và kem đánh răng chứa thành phần Flo. Không nên chà xát quá mạnh khi đánh răng, tranh gây tổn thương răng và nướu lơi. Súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng. Đặc biệt, cần lên lịch đến bệnh viện làm sạch vôi răng định kỳ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh là các yếu tố quan trọng để phòng ngừa biến chứng răng miệng ở người tiểu đường:

– Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Áp dụng đúng thực đơn mà các bác sĩ đã hướng dẫn về tỉ lệ tinh bột trong mỗi bữa ăn.

– Bỏ hút thuốc lá nếu bạn đang có thói quen xấu này. Hút thuốc lá không chỉ tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý về phổi gây ung thư phổi mà còn là một trong những yếu tố chính làm phát triển bệnh răng miệng như: viêm nha chu, tưa miệng, hôi miệng,…

– Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đủ liều. Nếu gặp tác dụng phụ khô miệng do uống thuốc thì cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.  

Đái tháo đường gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể giúp cuộc sống của người tiểu đường tốt hơn. Vì thế hãy hành động ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Trả lời