ÁP XE VÙNG MANG TAI

Là áp xe khu trú ở vùng mang tai, nguyên nhân thường do viêm mủ tuyến mang tai.

I. NGUYÊN NHÂN

  • Viêm tuyến mang tai
    • Viêm mủ tuyến mang tai.
    • Sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn.
  • Do răng
    • Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    • Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    • Do biến chứng răng khôn.
  • Do nguyên nhân khác
    • Do chấn thương.
    • Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    • Viêm hạch vùng mang tai.

II. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

a. Toàn thân

  • Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
  • Có thể có hạch vùng lân cận cùng bên.

b. Tại chỗ

  • Ngoài miệng
    • Có khối sưng nề hoặc cứng vùng mang tai, trước hoặc dưới ống tai ngoài.
    • Theo thời gian, sưng sẽ lan rộng, có thể lan cả nửa mặt, làm cho nề mi mắt và mắt bị khép lại.
    • Da trên khối sưng căng bóng, đỏ, sờ vào đau.
    • Rãnh giữa bờ trước xương chũm và bờ sau cành lên bị sưng đầy, ấn lõm và đau.
    • Bệnh nhân có thể bị hạn chế há miệng.
  • Trong miệng
    • Với bệnh nhân có hạn chế há miệng chúng ta rất khó khám trong miệng.
    • Niêm mạc má xung huyết.
    • Có thể có sưng sau trụ thành bên hầu.
    • Miệng lỗ ống Stenon nề, vuốt dọc tuyến ngoài má thấy mủ chảy qua miệng ống.

III. ĐIỀU TRỊ

Dẫn lưu mủ và điều trị nguyên nhân.

Điều trị cụ thể

  • Điều trị toàn thân : Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
  • Điều trị tại chỗ: Rạch dẫn lưu mủ.
  • Điều trị nguyên nhân

VI. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.

2. Biến chứng

  • Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
  • Nhiễm trùng huyết.

V. PHÒNG BỆNH

  • Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, mọc lệch để điều trị kịp thời.
  • Khi phát hiện sỏi tuyến mang tai thì phẫu thuật lấy sỏi.

Trả lời