KHỚP CẮN HỞ

Là tình trạng các răng đối diện trên cung răng không có độ cắn trùm lên nhau theo mặt phẳng đứng khi hai hàm ở tư thế khớp cắn trung tâm, khớp cắn hở có thể xảy ra ở phía trước hoặc phía sau hoặc phối hợp.

I. NGUYÊN NHÂN

1.Loại cắn hở do răng

  • Do thói quen xấu bất lợi cho hàm răng
    • Thói quen mút ngón tay kéo dài: Trẻ em có thói quen mút ngón tay kéo dài sau 4 tuổi.
    • Thói quen đẩy lưỡi: Khi lưỡi đặt ở vị trí ra trước và giữa các răng cửa trên và răng cửa dưới thường xuyên sẽ gây ra khớp cắn hở
  • Do các bệnh gây trở ngại đường thở qua mũi
    • Thở miệng do amidan
    • thở miệng do VA
    • thở miệng do thói quen và do các bệnh lý khác..
  • Cản trở mọc răng: Do cứng khớp, răng mọc không đủ chiều cao thân răng.

2. Loại cắn hở do xương hàm

  • Sự phát triển bất thường của xương hàm trên
  • Sự phát triển bất thường của xương hàm dưới
  • Sự phát triển bất thường của cả xương hàm trên và xương hàm dưới.

II.   CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

1.  Khớp cắn hở do răng

   Ngoài mặt: Không có triệu chứng đặc trưng.

Trong miệng

  • Có biểu hiện các răng đối diện không tiếp xúc nhau theo chiều đứng ở tư thế cắn trung tâm:
  • Có thể có thể có cắn hở ở một hoặc nhiều răng ở vùng các răng trước nhưng các răng sau có tiếp xúc.
  • Có thể có biểu hiện cắn hở ở vùng các răng phía sau, nhưng các răng trước có tiếp xúc.
  • Có thể có biểu hiện cắn hở cục bộ ở cả vùng răng trước và răng sau.
  • Răng cửa trên có thể ngả trước.
  • Có thể có hẹp cung răng trên.
  • Có thể răng chưa mọc hết chiều cao thân răng.

2.    Khớp cắn hở do xương hàm

Ngoài mặt:

  • Kiểu mặt dài.
  • Tầng mặt dưới: tăng.

   Trong miệng:

  • Có cắn hở
    • Cắn hở ở vùng răng phía trước
    • Cắn hở ở vùng răng sau
    • Cắn hở ở cả vùng răng trước và sau.
  • Cung răng trên: thường có biểu hiện hẹp.

III.    ĐIỀU TRỊ

Đóng khớp cắn hở, tạo tương quan hai hàm tối ưu.

     Điều trị cụ thể

1.  Khớp cắn hở do răng

a.     Giai đoạn sớm của răng hỗn hợp, từ 6-8 tuổi

  • Loại bỏ thói quen xấu
    • Loại bỏ thói quen mút ngón tay: Quấn băng dính chống thấm nước vào ngón tay, hoặc dùng khí cụ chống mút ngón tay.
    • Loại bỏ thói quen đẩy lưỡi: dùng khí cụ rào chặn lưỡi, hoặc hướng dẫn trẻ tập lưỡi.
    • Loại bỏ thói quen thở miệng: Điều trị các bệnh lý liên quan gây trở ngại thở đường mũi, hoặc phối hợp dùng khí cụ chống thở miệng.

b.     Giai đoạn muộn của răng hỗn hợp (sau 8 tuổi) và giai đoạn răng vĩnh viễn

  •  Điều trị loại bỏ thói quen xấu như giai đoạn sớm.
  • Kết hợp điều trị với khí cụ gắn chặt
    • Gắn mắc cài hai hàm.
    • Đặt dây cung thích hợp.
    • Sử dụng chun liên hàm theo chiều đứng đóng cắn hở.
    • Có thể phối hợp làm trồi và làm lún các răng.
  • Làm chụp thân răng bị cứng khớp cho đạt được khớp cắn bình thường nếu cắn hở do răng cứng khớp.

2. Khớp cắn hở do xương hàm

a.   Bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng

  • Sử dụng khí cụ có máng cắn phía sau tạo lực tác động làm lún các răng sau,làm cho xương hàm dưới xoay ra trước và lên trên làm đóng cắn hở, đồng thời hạn chế sự phát triển của xương hàm theo chiều đứng.
  • Sử dụng khí cụ Headgear kéo cao làm lún các răng hàm hàm trên, làm cho xương hàm dưới xoay ra trước và lên trên đóng cắn hở.

b. Bệnh nhân trưởng thành

  • Khi bệnh nhân đã ở tuổi trưởng thành, thì tùy mức độ cắn hở do xương mà có thể áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
  •   Mức độ nhẹ hoặc trung bình có thể bù trừ được
    • Gắn mắc cài hai hàm.
    • Đặt dây cung thích hợp.
    • Sử dụng chun liên hàm theo chiều đứng đóng cắn hở.
    • Sử dụng vít neo chặn làm lún và làm trồi các răng.
  •   Mức độ nặng không thể bù trừ được
    • Gắn mắc cài hai hàm.
    • Đặt dây cung thích hợp.
    • Sắp xếp lại các răng để chuẩn bị cho phẫu thuật.
    • Phẫu thuật chỉnh hình có thể xương hàm trên hoặc xương hàm dưới hoặc cả hai để đóng cắn hở.

IV.  TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1.     Tiên lượng

  •   Cắn hở do răng: nếu điều trị đúng phác đồ trên thì sẽ có kết quả tốt. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể chuyển thể thành cắn hở do xương và điều trị phức tạp hơn.
  • Cắn hở do xương: điều trị phức tạp hơn. Tuy vậy, thực hiện đúng phác đồ trên thì đa số các trường hợp có kết quả tốt, nhưng vẫn có một tỷ lệ tái phát.

2.     Biến chứng

  • Mòn răng, tiêu xương ổ răng, viêm quanh răng, sâu răng…
  • Đau khớp thái dương hàm.
  • Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

V.   PHÒNG BỆNH

Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

This Post Has One Comment

Trả lời