Mòn răng-răng

Là sự mất mô cứng do tiếp xúc giữa các răng đối đầu dưới tác động của các tác nhân nội tại.

1.Nguyên nhân

Có thể là do sinh lý hay bệnh lý. Mòn bệnh lý thường do các nguyên nhân sau:

  • Khớp cắn bất thường hoặc rối loạn khớp cắn sau nhổ răng.
  • Nghiến răng: Nghiến răng được coi là một rối loạn cận chức năng của khớp cắn, thường do nguyên nhân tân lý hoặc khớp cắn.

2. Đặc điểm

  • Mòn răng sinh lý thường có thứ tự mòn răng tương đối ổn định: Mòn rìa cắn trước, sau đó mòn đến núm tựa các răng hàm ( các núm ngoài răng dưới và núm trong răng trên). Đối với các răng cửa hàm trên, rìa cắn thường bị mòn theo hướng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, còn đối với các răng cửa hàm dưới thì ngược lại theo hướng từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên.
  • Mặt tổn thương có thể phẳng trong giai đoạn mòn men. Khi ngà răng bị bộc lộ thường bắt màu nâu, do tốc độ mòn của ngà nhanh hơn tốc độ mòn men nên tổn thương có dạng hình lõm đáy chén.
  • Các tổn thương của hai răng đối đầu thường khớp khít vào nhau.
  • Khi mòn răng tới mặt bên sẽ làm biến đổi diện tiếp giáp thành điểm tiếp giáp và làm các răng dịch chuyển về phía gần.
  • Vị trí và mức độ tổn thương phụ thuộc vào đặc điểm khớp cắn: Các điểm chạm sớm và các điểm cản trở cắn là các điểm mòn răng sinh lý thường xuất hiện sớm.
  • Mức độ mòn gây nhạy cảm răng, kích thích tạo ngà phản ứng bảo vệ tuỷ.
  • Mòn răng do nghiến răng phụ thuộc vào kiểu nghiến răng. Có hai loại nghiến răng: nghiến răng trung tâm và nghiến răng lệch tâm, đều là những hoạt động loạn năng. Nghiến răng trung tâm là nghiến chặt răng ở tư thế lồng múi tối đa. Nghiến răng lệch tâm là nghiến răng khi đưa hàm trước, ra sau và sang bên( tạo tiếng kêu kèn kẹt)
  • Dưới kính hiển vi: mặt mòn phẳng, giới hạn rõ, có các đường xước song song theo một hướng duy nhất và tương đồng với các tổn thương trên mặt răng đối đầu.

3. Mài mòn do bàn chải

  • Lông bàn chải quá cứng, kem đánh răng có tính chất mài mòn nhiều
  • Hiện tượng này hay gặp ở mặt ngoài , có tính chất đối xứng , bên trái bị nặng hơn ở bệnh nhân thuận tay phải và bên phải bị nặng hơn đối với bệnh nhân thuận tay trái. Thường gặp ở răng tiền hàm và răng hàm. Vùng cổ răng thường bị tổn thương là do cấu trúc giải phẫu, ở ranh giới men-cemen , men răng rất mỏng, thường không có cấu trúc trụ, cement thì mềm hơn ngà

4. Hướng điều trị:

  • Sử dụng máng chống nghiến
  • Sử dụng các sản phẩm chống nhạy cảm ngà.
  • Trường hợp nặng: trám composite, bọc chụp.

5. Dự phòng

Loại bỏ những nguyên nhân gây tật nghiến răng: sang chấn tâm lý, khớp cắn.

Trả lời