Nguyên Nhân Đổi Màu Răng và Tẩy Trắng Răng

  • Màu sắc của răng khỏe mạnh được xác định bởi ngà răng và bị thay đổi độ sáng tối bởi men răng
  • Sự đổi màu răng có thể xảy ra ở răng sữa hoặc răng vĩnh viễn và do rất nhiều yếu tố khác nhau.

1.ĐỔI MÀU RĂNG DO NGUYÊN NHÂN NGOẠI SINH

  • Do mảng bám, nhiễm sắc vi khuẩn, bề mặt protein biến chất.
  • Sự đổi màu hàng ngày do thức ăn, thức uống, trầu cau, thuốc lá..
  • Do vi khuẩn, mảng bám vi khuẩn hoặc nấm tạo ra màu riêng của chúng như những vết màu xanh lá cây hoặc đen.
  • Do vệ sinh răng miệng kém.
  • Do hóa học.
  • Do nước xúc miệng trong thành phần có chlorhexidine tạo ra màu nâu và trắng trên bề mặt răng.
  • Tanin và chất tạo sắc: thường có màu vàng nâu, dễ xử lý bằng tẩy trắng.

2. ĐỔI MÀU RĂNG DO NGUYÊN NHÂN NỘI SINH

a. Nhiễm Fluor:

Sự đổi màu răng phụ thuộc vào từng lớp men răng bị nhiễm fluor. Nguồn fluor có thể do hấp thu từ nguồn nước hoặc từ viên thuốc fluor hoặc từ thuốc đánh răng. Nó có thể xảy ra ở bên trong bề mặt men răng và màu răng có thể là trắng hoặc nâu.Sự đổi màu xảy ra sau khi mọc răng và được chia làm nhiều cấp độ:

  • Nhiễm fluor đơn giản: Xuất hiện nhiễm màu nâu đa sắc trên bề mặt men trơn bóng.
  • Nhiễm fluor mờ đục: Xuất hiện màu bạc hoặc những vết lốm đốm trên bề mặt men trơn bóng
  • Nhiễm fluor rỗ lỗ chỗ: Xuất hiện những hố bị thiếu hụt trên bề mặt men và xuất hiện những màu tối sẫm.

b. Chấn thương: Răng bị nhiễm sắc do chấn thương như va đập, sang chấn do nhổ răng, sai lệch khớp cắn,..

c. Nhiễm tetracycline: Gây đổi màu cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn. Loại đổi màu này rất đa dạng về màu sắc phụ thuộc vào việc sử dụng từng loại tetracycline.

d. Tình trạng toàn thân: Do ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân như bệnh máu, bệnh lý gan, hoặc hậu quả của sự chấn thương và ốm yếu làm tăng thêm việc dùng thuốc gây ra sự đổi màu răng, sự đổi màu này không thể thực hiện tẩy trắng.

e. Sự thay đổi của tủy:

  • Do tủy hoại tử.
  • Do tăng calci hóa của ngà: Sự dày lên của ngà sinh lý bình thường do sự tiếp tục tích tụ của ngà thứ cấp thông qua hoạt động của tủy.

Loại đổi màu răng này biểu hiện màu vàng hoặc màu nâu.

g. Do sâu cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn: Đổi màu răng thường gây ra màu nâu ở một vài vùng trên răng.

h. Do vật liệu trám: màu răng thay đổi tùy thuộc vào từng loại vật liệu trám.

i. Theo tuổi già: Là kết quả thay dổi cấu trúc và bề mặt răng. Mức độ thay đổi này phụ thuộc vào giải phẫu và cấu trúc tổ chức cứng. Đổi màu do tuổi già phụ thuộc các yếu tố sau:

  • Do thay đổi men răng làm thay dổi độ dày và cấu trúc
  • Do thay đổi ngà: Sự mất lớp ngà thứ 2 và thứ 3, sỏi tủy và sự già hóa của ngà tạo ra màu tối hơn.
  • Thay đổi nước bọt.

k. Thay đổi chức năng.

  • Sự xói mòn: Mất tổ chức cứng bởi các chất hóa học, thường do acid, răng có màu vàng.
  • Sự mài mòn: Thường do nghiến răng.
  • Sự trầy xước: Men răng mất, làm lộ ngà có màu vàng.

3. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐỔI MÀU RĂNG CÓ THỂ TẨY TRẮNG RĂNG

  • Nhiễm màu do tuổi
  • Nhiễm màu do di truyền bẩm sinh ( màu xám)
  • Nhiễm màu bệnh lý: Nhiễm tetra độ 1,2
  • Nhiễm Fluor mức độ nhẹ.

Bệnh nhân phải trên 18 tuổi.

Những trường hợp tuyệt đối không nên tẩy trắng răng:

  • Nhiễm màu không đồng nhất: Thiểu sản men ngà, nhiễm fluor đốm màu lớn
  • Răng bị nhạy cảm
  • Bị dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy trắng.
  • Các nhiễm màu với muối kim loại nặng.
  • Đang điều trị chỉnh nha.

👆 Những phản ứng phụ khi tẩy trắng răng:

  • Tăng nhạy cảm ngà
  • Bỏng
  • Viêm lợi
  • Tăng tiết nước bọt
  • Thay đổi bề mặt men dẫn tới mất khoáng gây sâu răng.
  • Giảm tính bám dính tạm thời.

Trả lời