PHÂN LOẠI BỆNH QUANH RĂNG

Việc phân loại bệnh quanh răng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn đoán, tiên lượng và làm kế hoạch điều trị. Có rất nhiều cách phân loại bệnh quanh răng. Nhưng theo các xu hướng chung và các quan điểm hiện đại., người ta chia các bệnh quanh răng ra làm 2 loại chính là các bệnh của lợi và các bệnh cấu trúc chống đỡ răng:

  • Các bệnh lợi bao gồm các bệnh mà chỉ tổn thương ở lợi.
  • Các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng bao gồm các bệnh liên quan tới các cấu trúc chống đỡ răng như dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng.

I. PHÂN LOẠI THEO HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CÁC BỆNH QUANH RĂNG NĂM 1999

Hội nghị quốc tế về các bệnh quanh răng năm 1999 đã đưa ra bảng phân loại , bao gồm 8 nhóm bệnh dưới đây:

  • Các bệnh lợi
  • Viêm quanh răng mạn
  • Viêm quanh răng phá huỷ
  • Viêm quanh răng là biểu lộ của các bệnh toàn thân
  • Các bệnh quanh răng hoại tử
  • Các áp xe vùng quanh răng.
  • Viêm quanh răng do các tổn thương nội nha
  • Các biến dạng và tình trạng mắc phải hay trong quá trình phát triển.
  1. Các bệnh về lợi.

Các bệnh về lợi được phân chia thành 2 nhóm là các bệnh về lợi do mảng bám răng và các tổn thương lợi không do mảng bám răng. Trong mỗi nhóm lại có nhiều thể loại khác nhau.

a. Các bệnh lợi do mảng bám răng

Có 4 thể loại khác nhau dưới đây:

1) Viêm lợi chỉ do mảng bám răng

  • Không có các yếu tố tại chỗ khác phối hợp.
  • Có các yếu tố tại chỗ phối hợp.

2) Các bệnh lợi bị biến đổi bởi các yếu tố toàn thân

  • Liên quan tới hệ thống nội tiết, bao gồm:
    • Viêm lợi ở tuổi dậy thì.
    • Viêm lợi liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm lợi ở người mang thai, có hai dạng:
    • Viêm lợi.
    • U hạt
  • Viêm lợi liên quan tới bệnh lý đái tháo đường.
  • Viêm lợi liên quan tới bệnh về máu, có:
    • Viêm lợi liên quan tới bệnh bạch cầu.
    • Viêm lợi do các bệnh máu khác.

3) Các bệnh lợi do dùng thuốc

Có các bệnh lợi do ảnh hưởng của thuốc:

  • Phì đại lợi do ảnh hưởng của thuốc.
  • Viêm lợi do ảnh hưởng của thuốc, bao gồm:
    • Viêm lợi do uống thuốc tránh thai.
    • Viêm lợi do dùng các thuốc khác.

4) Các bệnh lợi ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng, bao gồm:

  • Viêm lợi do thiếu hụt acid ascorbic.
  • Viêm lợi do thiếu hụt các chất khác.

b. Các tổn thương lợi không do mảng bám

Có 8 nhóm các bệnh lợi dưới đây:

1) Các bệnh lợi do các vi khuẩn đặc hiệu:

  • Các tổn thương do vi khuẩn lậu.
  • Các tổn thương do xoắn khuẩn giang mai.
  • Các tổn thương do các loài tụ cầu.
  • Các tổn thương do các vi khuẩn đặc hiệu khác.

2) Các bệnh lợi do virus:

  • Các nhiễm trùng Herpes sơ khởi.
    • Viêm lợi miệng Herpes sơ khởi.
    • Bệnh Herpes miệng tái diễn.
  • Các nhiễm trùng do virus khác. –

3) Các bệnh lợi do nấm

  • Nhiễm trùng các loài nấm Candida: Bệnh nấm Candida ở toàn bộ lợi.
  • Ban đỏ lợi.
  • Bệnh nấm.
  • Các bệnh lợi do nấm khác.

4) Các tổn thương lợi do di truyền

  • Bệnh u xơ lợi di truyền.
  • Các tổn thương lợi do di truyền khác.

5) Các biểu lộ ở lợi của các bệnh toàn thân

  • Các rối loạn ở niêm mạc.
    • Lichen phẳng.
    • Chốc lở ở trẻ sơ sinh.
    • Pemphigus
    • Ban đỏ đa dạng.
    • Lupus ban đỏ
    • Các rối loạn do thuốc.
    • Các rối loạn khác.
    • Các phản ứng dị ứng.
    • Dị ứng các vật liệu phục hồi răng như: thuỷ ngân, niken, nhựa acrylic, các vật liên khác.
    • Các phản ứng dị ứng do; các kem đánh răng, nước súc miệng, các chất phụ gia keo cao su, các thực phẩm và các chất phụ gia.
    • Các phản ứng dị ứng khác.

6) Các tổn thương do sang chấn

  • Tổn thương do các chất hoá học.
  • Tổn thương do tác nhân lý học.
  • Tổn thương do nhiệt.

7) Các phản ứng với cơ thể ngoại lai

8) Các bệnh lợi không đặc hiệu khác Viêm quanh răng mạn

2.Viêm quanh răng mạn

  • Khu trú.
  • Toàn bộ.

3. Viêm quanh răng phá huỷ

  • Khu trú.
  • Toàn bộ.

4. Viêm quanh răng là biểu lộ của các bệnh toàn thân

Có 3 nhóm dưới đây:

a. Do các rối loạn về máu

  • Giảm bạch cầu trung tính mắc phải.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Các bệnh máu khác.

b. Do các rối loạn di truyền

  • Bệnh giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ và gia đình.
  • Hội chứng Down.
  • Các hội chứng thiếu hụt bạch cầu bám dính.
  • Hội chứng Papillon – Lefevre.
  • Hội chứng Chediak – Higashi,
  • Các hội chứng lưới nội mô tăng sinh.
  • Các bệnh lưu trữ glycogen.
  • Chứng mất bạch cầu hạt ở trẻ em do di truyền.
  • Hội chứng Cohen. Hội chứng Ehlers – Danlos( các typ IV và VIII)
  • Bệnh giảm phosphat máu.
  • Các rối loạn di truyền khác.

c. Do các bệnh toàn thân không đặc hiệu khác

5. Các bệnh quanh răng hoại tử

a. Viêm lợi loét hoại tử

b. Viêm quanh răng loét hoại tử

6. Các áp xe vùng quanh răng

  • Áp xe lợi
  • Áp xe quanh răng.
  • Áp xe quanh thân răng.

7. Viêm quanh răng liên quan tới các tổn thương nội nha

Các tổn thương phối hợp quanh răng – nội nha.

8. Các biến dạng và tình trạng mắc phải hay trong quá trình phát triển

a. Các yếu tố do răng mà làm thay đổi hoặc dẫn đến các bệnh lợi hay viêm quanh răng do mảng bám

  • Các yếu tố giải phẫu răng.
  • Các phục hồi răng hay các khí cụ nha khoa.
  • Các dạng gãy chân răng.
  • Tiêu chân răng ở cuống và nứt xi măng. –

b. Các biến dạng lợi – niêm mạc và các tình trạng xung quanh các răng

  • Co lợi hay co mô mềm.
  • Các bề mặt phía trước và phía lưỡi
  • Ở vùng kẽ răng (nhú lợi).
  • Thiếu lợi sừng hoá.
  • Chiều sâu ngách tiền đình giảm.
  • Vị trí cơ và phanh khác thường.
  • Lợi quá mức.
    • Túi giả.
    • Bờ lợi không đều.
    • Biểu lộ lợi quá mức.
    • Phì đại lợi.
  • Màu sắc bất thường.

c. Các biến dạng lợi– niêm mạc và các tình trạng ở sống hàm mất răng

  • Thiếu hụt sống hàm theo chiều đứng và/ hoặc theo hướng ngang.
  • Thiếu lợi/ thiếu mô sừng hoá.
  • Phì đại lợi/ phì đại mô mềm.
  • Vị trí cơ/ phanh bất thường.
  • Chiều sâu ngách tiền đình giảm.
  • Màu sắc bất thường.

d Chấn thương khớp cắn

  • Chấn thương khớp cắn ban đầu.
  • Chấn thương khớp cắn thứ phát.

II. PHÂN LOẠI THEO FERMIN A.C

Các tác giả này cũng phân ra hai nhóm là các bệnh lợi và các bệnh của các cấu trúc chống đỡ răng.

1. Các bệnh lợi

a. Viêm

  • Viêm là dạng thường gặp nhất của các bệnh lợi, viêm là do mảng bám vi khuẩn gây ra và các yếu tố kích thích làm tích tụ mảng bám mà thường có trong môi trường miệng.
  • Vai trò của viêm trong các bệnh lợi có thể khác nhau theo 3 cách dưới đây:
    • Viêm có thể là thay đổi bệnh lý khởi đầu và duy nhất. Đây là dạng hay gặp nhất trong các dạng bệnh ở lợi.
    • Viêm có thể là một biểu hiện thứ phát, chồng lên một bệnh lợi được gây ra bởi bệnh toàn thân. Ví dụ: viêm thường làm phức tạp thêm bệnh tăng sinh lợi đã được gây ra bởi dùng thuốc phenytonin theo đường toàn thân.
    • Viêm có thể là yếu tố làm tăng nhanh các thay đổi lâm sàng ở các bệnh nhân có các điều kiện toàn thân mà bản thân các điều kiện toàn thân này không gây ra biểu hiện có thể nhận thấy trên lâm sàng. Viêm lợi ở người có thai là một ví dụ về tình trạng này.

b. Các thể loại bệnh lợi.

  • Viêm lợi đơn giản
    • Là loại hay gặp nhất, gây ra do mảng bám vi khuẩn dính vào bề mặt răng. Loại viêm này còn được gọi là viêm bờ lợi mạn tính
    • Viêm lợi đơn giản có thể duy trì tình trạng viêm không thay đổi trong một thời gian dài không xác định, hoặc có thể tiếp tục tiến triển dẫn đến phá huỷ các cấu trúc chống đỡ răng trở thành viêm quanh răng.

* Các bệnh lợi khác:

Ngoài viêm lợi đơn giản, còn có các bệnh lợi khác mà không phải lúc nào cũng liên quan đến các vấn đề viêm mạn tính, bao gồm các bệnh dưới đây:

  • Viêm lợi loét hoại tử cấp: hay gặp các bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
  • Viêm lợi miệng Herpes cấp và các bệnh do virus khác, viêm lợi do vi khuẩn hoặc do nấm.
  • Bệnh lợi trong các vấn các bệnh về da mà liên quan đến các tổ chức lợi gây ra các dạng đặc hiệu của bệnh lợi như Lichen phẳng, pemphigus, ban đỏ đa dạng và các bệnh da khác.
  • Viêm lợi dị ứng.
  • Viêm lợi mà được khởi phát bởi mảng bám vi khuẩn, nhưng ở đây đáp ứng mô bị thay đổi bởi các yếu tố toàn thân. Ví dụ như thiếu dinh dưỡng, các bệnh nội tiết như đái tháo đường, người có thai, tuổi dậy thì và các bệnh về mẫu và các rối loạn về miễn dịch.
  • Phì đại lợi: lợi phì đại do đáp ứng ở lợi với đa dạng các yếu tố gây bệnh dẫn đến sự tăng về khối lượng. Trong nhóm này bao gồm cả các thay đổi liên dùng thuốc như thuốc phenytonin, cyclosporine và các loại thuốc khác… quan
  • Các u lành và u ác tính ở lợi: các u xuất hiện ở lợi có thể là do tiên phát hoặc do di căn.

2. Các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng

Bệnh quanh răng hay gặp nhất thường được khởi phát bởi sự tích tụ mảng bám răng ở vùng lợi – răng và có đặc trưng cơ bản là viêm. Ban đầu, viêm giới hạn ở lợi được gọi là viêm lợi bờ mạn tính. Sau đó, viêm tiếp tục tiến triển và liên quan đến các cấu trúc chống đỡ răng và bệnh được gọi là viêm quanh răng hoặc là viêm quanh răng phá huỷ mạn. và

Ngoài ra, có các dạng tổn thương khác không liên quan đến mảng bám như thoi hoá và tân sinh. Các bệnh này thường liên quan với các cơ quan khác của cơ thể hoặ các tình trạng toàn thân và được xem là biểu lộ quanh răng của bệnh toàn thân. Các bệnh này thường được khởi đầu ở lợi hoặc khởi đầu ở các cấu trúc chống đỡ răng hoặc cả hai.

bệnh của các cấu trúc chống đỡ bao gồm 4 nhóm dưới đây:

a) Viêm quanh răng:

  • Viêm quanh răng tiến triển chậm.
  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh:
    • Viêm quanh răng bắt đầu ở người 1 lớn.
    • Viêm quanh răng bắt đầu sớm:
      • Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì. •
      • Viêm quanh răng tuổi vị thành niên.
  • Viêm quanh răng loét hoại tử.
  • Viêm quanh răng nan giải.

b) Sang chấn do khớp cắn.

c) Teo quanh răng.

d) Các biểu lộ quanh răng của các bệnh toàn thân.

Dưới đây là một số điểm chủ yếu khái quát của từng nhóm:

2.1. Viêm quanh răng

Viêm quanh răng là dạng phổ biến nhất của bệnh quanh răng và được gây ra do sự lan rộng của quá trình viêm đã khởi đầu ở lợi và lan đến các tổ chức quanh răng chống đỡ răng.

Viêm quanh răng đã được phân loại theo tốc độ tiến triển như tiến triển chậm và tiến triển nhanh và phân theo tuổi tác lúc bắt đầu như viêm quanh răng bắt đầu ở người lớn và viêm quanh răng bắt đầu sớm. Các dạng khác là viêm quanh răng loét hoại tử và viêm quanh răng nan giải.

a) Viêm quanh răng tiến triển chậm:

  • Có viêm mạn tính ở lợi, mất xương ổ răng và hình thành túi quanh răng là thường đi cùng với viêm quanh răng tiến triển chậm. Lung lay răng và di lệch răng bệnh lý xuất hiện ở những ca đã tiến triển.
  • Mặc dù, viêm quanh răng tiến triển chậm có thể được tiến triển tiếp theo từ viêm lợi mạn kéo dài, nhưng đặc điểm phá huỷ mô quanh răng thường được thấy ở người từ 35 tuổi trở lên hoặc ở tuổi cao hơn nữa.
  • Viêm quanh răng tiến triển chậm được gây ra bởi mảng bám răng và không thấy có sự thiếu hụt về miễn dịch.
  • Sự tích tụ mảng bám răng có thể xảy ra dễ dàng hơn bởi các kích thích tại chỗ như cao răng, các phục hồi răng sai quy cách và tác động của thức ăn.
  • Bệnh thường biểu hiện ở cả hai hàm hoặc là bị ở nhiều răng. Mức độ nặng có thể khác nhau ở các vị trí khác nhau, nhưng thường có tương quan với số lượng mảng bám.

b) Viêm quanh răng tiến triển nhanh:

  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh có thể xuất hiện ở lứa tuổi sớm, trước khi kết thúc tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ tuổi trưởng thành.
  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh bắt đầu ở người lớn có thể liên quan với viêm hoặc không có viêm trên lâm sàng, nhưng cũng có thể có các thay đổi viêm đáng kể.
  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh liên quan với số lượng ít hơn các mảng bám hoặc cao răng, nhưng dẫn đến sự hình thành túi lợi và mất xương nhanh.
  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh bắt đầu sớm bao gồm các tổn thương phá huỷ tiến triển ở trẻ em và thiếu niên. Có hai dạng chính là viêm quanh răng trước tuổi dậy thì và viêm quanh răng ở tuổi vị thành niên.
  • Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì xuất hiện trước tuổi dậy thì và là bệnh phá huỷ mô quanh răng rất nhanh. Nó liên quan tới các vấn đề miễn dịch và toàn thán khác như có thể thấy trong các hội chứng dưới đây:
    • Hội chứng Papillon-Lefevre.
    • Bệnh giảm phosphat máu.
    • Chứng mất bạch cầu hạt.
    • Hội chứng Down
  • Viêm quanh răng tuổi vị thành niên gặp ở tuổi dậy thì. Nó được đặc trưng bở các tổn thương có góc sau và khu trú ở các rằng hàm lớn thứ nhất và các răng cửa và xuất hiện ở các thiếu niên khoẻ mạnh. Do tính chất khu trú của nó nên còn được gọi là viêm quanh răng tuổi vị thành niên khu trú.

c) Viêm quanh răng loét hoại tử:

  • Viêm quanh răng loét hoại tử theo sau các thời kỳ viêm lợi loét hoại tử cấp kéo dài tái phát và biểu lộ là các hố xương sâu ở kẽ răng.
  • Viêm quanh răng loét hoại tử còn thấy ở các bệnh nhân bị bệnh AIDS.

d) Viêm quanh răng nan giải: Là trường hợp không biết được nguyên nhân và thất bại trong điều trị.

2.2. Sang chấn do khớp cắn

Bởi vì viêm lợi là rất phổ biến, cho nên chấn thương do khớp cắn xuất hiện khi không có viêm lợi. Khi nó là quá trình bệnh lý duy nhất thì chấn thương do khí cắn biểu hiện hai đặc điểm lâm sàng nổi bật là lung lay răng tăng lên và rộng khoảng quanh răng, đặc biệt là ở vùng lợi chân răng. Các thay đổi này là các hiện tượng thích ứng với chức năng tăng lên. Chấn thương do khớp cắn không gây ra viêm lợi hoặc hình thành các túi quanh răng.

2.3. Teo quanh răng

Teo là sự giảm về kích thước của một mô hoặc một bộ phận hoặc các thành phần tế bào của nó sau khi nó đã đạt được kích thước trưởng thành bình thường.

Biểu hiện là giảm chiều cao của mô quanh răng dẫn đến co lợi và có thể có hoặc không có viêm. Teo quanh răng xuất hiện như là kết quả của các sang chấn lập lại như chải răng mạnh, kéo các phanh môi, phanh má, phanh lưỡi và các nguyên nhân khác.

Bởi vì mức độ teo tăng theo tuổi nên nó được gọi là teo sinh lý hoặc teo lão suy. Tuy nhiên, nó không phải là kết quả của sự lão hoá mà là kết quả của ảnh hưởng tích tụ của các chấn thương lập lại lên mô quanh răng.

2.4. Biểu lộ quanh răng của các bệnh toàn thân

Có 7 nhóm bệnh toàn thân dưới đây có thể có biểu hiện tổn thương mô quanh răng:\

1) Viêm quanh răng loét hoại tử

  • Liên quan với AIDS.
  • Không liên quan với AIDS.

2) Các rối loạn chức năng bạch cầu trung tính

  • Mất bạch cầu trung tính.
  • Giảm bạch cầu trung tính theo chu kỳ.
  • Hội chứng Chédiak–Higashi.
  • Các bệnh khác.

3) Các bệnh về máu

  • Bệnh bạch cầu.
  • Bệnh thiếu máu.
  • Bệnh lưới nội mô tăng sinh.

4) Các bệnh về chuyển hoá Bệnh Guachérs.

  • Bệnh Niemann-Pick.
  • Bệnh Sacoid.

5) Các rối loạn mô liên kết

  • Hội chứng Ehlers-Danlos.
  • Bệnh u hạt Wegener’s.
  • Bệnh Sacoid.

6) Các bệnh về xương

  • Bệnh giảm phosphat máu.
  • Bệnh Paget.

7) Các bệnh khối u tân sinh

  • Các u lành tính.
  • Các u ác tính.

III. MỘT SỐ PHÂN LOẠI KHÁC

1. Theo ARTA (Hội tổ chức quanh răng thế giới) năm 1951

Có 3 loại là: viêm, thoái hoá và u:

  • Các bệnh ở lợi có
    • Viêm lợi.
    • Thoái hoá lợi.
  • Các bệnh ở mô quanh răng:
    • Viêm quanh răng.
    • Hư quanh răng.
    • U quanh răng.

2. Theo Glickman

a. Bệnh ở lợi

  • Viêm lợi đơn giản:
    • Viêm lợi mạn.
    • Viêm lợi loét hoại tử.
    • Viêm lợi miệng Herpes cấp.
    • Viêm lợi dị ứng.
    • Viêm lợi không đặc hiệu.
    • Viêm lợi đặc hiệu.
    • Viêm lợi hỗn hợp.
    • Viêm lợi có điều kiện: do các yếu tố toàn thân.
    • Viêm lợi phì đại.
    • Loạn dưỡng lợi.

b..Tổn thương ở mô quanh răng sâu

  • Viêm quanh răng
  • Viêm quanh răng đơn giản.
  • Viêm quanh răng phức hợp: túi lợi trong xương, có sang chấn khớp cắn.
  • Viêm quanh răng cấp ở người trẻ.
  • Tổn thương do khớp cắn sang chấn.
  • Loạn dưỡng tổ chức quanh răng.

3. Theo Suzuki năm 1988

  • Viêm quanh răng ở người lớn.
  • Viêm quanh răng tiến triển nhanh.
    • Týp A.
    • Týp B.
  • Viêm quanh răng tuổi vị thành niên.
  • Viêm quanh răng sau tuổi vị thành niên.
  • Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì.

4. Theo Hội nghị thế giới về quanh răng năm 1989 có các loại

  • Viêm quanh răng ở người lớn.
  • Viêm quanh răng bắt đầu sớm có:
    • Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì:
      • Toàn bộ.
      • Khu trú.
    • Viêm quanh răng tuổi vị thành niên:
      • Toàn bộ.
      • Khu trú.
    • Viêm quanh răng tiến triển nhanh.
  • Viêm quanh răng ở người lớn.
  • Viêm quanh răng liên quan với các bệnh toàn thân:
    • Hội chứng Down.
    • Đái tháo đường typ 1.
    • Hội chứng Papillon-Lefèvre.

5. Theo Ranney, năm 1993

a. Viêm lợi

  • Viêm lợi do mảng bám vi khuẩn
    • Không nặng thêm
    • Nặng thêm về toàn thân bởi hormon sinh dục, thuốc và bệnh toàn thân.
  • Viêm lợi loét hoại tử:
    • Các yếu tố toàn thân không biết.
    • Liên quan với HIV.
  • Viêm lợi không mảng bám:
    • Liên quan với các bệnh ngoài da
    • Liên quan với các bệnh dị ứng.
    • Liên quan với các bệnh nhiễm khuẩn.

b. Viêm quanh răng

  • Viêm quanh răng ở người lớn:
    • Không nặng thêm.
    • Nặng thêm bởi các bệnh toàn thân.
  • Viêm quanh răng bắt đầu sớm:
    • Viêm quanh răng bắt đầu sớm khu trú
    • Bất thường về bạch cầu trung tính.
    • Viêm quanh răng bắt đầu sớm toàn bộ:
      • Bất thường bạch cầu trung tính.
      • Thiếu hụt miễn dịch.
    • Viêm quanh răng bắt đầu sớm liên quan với các bệnh toàn thân.
    • Viêm quanh răng bắt đầu sớm mà các yếu tố toàn thân không biết.
  • Viêm quanh răng loét hoại tử:
    • Các yếu tố toàn thân không biết
    • Liên quan với HIV.
    • Liên quan với dinh dưỡng.
  • Áp xe quanh răng

This Post Has One Comment

  1. Good post! We will be linking to this particularly great post on our site. Keep up the great writing

Trả lời