PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG RĂNG MIỆNG TẠI CỘNG ĐỒNG

Phòng ngừa chấn thương răng miệng ở trẻ em là một khía cạnh rất quan trọng của sức khoẻ tổng thể. nguy cơ cao nhất của chấn thương răng miệng ở trẻ em xảy ra ở độ tuổi từ 2-3, khi trẻ bắt đầu di chuyển quanh chỗ của riêng mình và đang phát triển phối hợp vận động của cơ thể.

Độ tuổi phổ biết nhất gây thương tích cho răng vĩnh viễn là từ 6-12, khi trẻ vui chơi và tham gia các môn thể thao mạnh với mức độ hoạt động trở thành thường xuyên. Trẻ em rơi hoặc ngã, tai nạ giao thông và thương tích do thể thao là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương răng miệng trong những năm trẻ ở độ tuổi vị thành niên

Cách tốt nhất để giảm thiêu và phòng ngừa chấn thương là sử dụng đồ bảo vệ răng miệng và giữ an toàn trong khi trẻ em tham gia vào môn thể thao có nguy cơ cao và các hoạt động khác

I. NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ GÂY TỔN THƯƠNG VÙNG RĂNG MIỆNG DO CHẤN THƯƠNG

  • Tai nạn giao thông.
  • Tai nạn do chơi thể thao.
  • Tai nạn do nô đùa.
  • Tai nạn do bác sĩ điều trị.
  • Tai nạn nghề nghiệp.
  • Tai nạn do các tật xấu.
  • Do đánh nhau.
  • Do ăn uống.

II. CÁC LOẠI TỔN THƯƠNG RĂNG MIỆNG CÓ THỂ XẢY RA

  • Khi bị chấn thương vùng hàm mặt, có thể gặp các tổn thương đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại tổn thương trên một bệnh nhân như:
    • Tổn thương phần mềm.
    • Tổn thương xoang.
    • Tổn thương khớp thái dương hàm.
    • Tổn thương xương.
    • Tổn thương răng.
    • Tổn thương tổ chức quanh răng.
    • Tổn thương kết hợp.
  • Đối với hệ răng sữa, chấn thương thường gặp là gãy, sứt răng hoặc sai khớp tảng. Vấn đề quan trọng của điều trị chấn thương là phải chẩn đoán chính xác và theo đổi sự lành thương, sự thay thế răng, phòng ngừa các tổn thương có thể ảnh hưởng tới hệ răng vĩnh viễn.

Tuỳ trường hợp mà nhổ bỏ răng hoặc bảo tồn răng, ưu tiên bảo tồn răng để giữ chỗ cho răng vĩnh viễn.

  • Đối với hệ răng vĩnh viễn, chấn thương thường gặp là gãy thân răng, đôi khi có gãy thân – chân hoặc gãy chân răng, bật răng khỏi ổ răng.

Tuỳ trường hợp mà có điều trị khác nhau, quan trọng nhất là chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, theo dõi sự lành thương, nhất là theo dõi sự sống của tuỷ.

III. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VÙNG RĂNG HÀM MẶT DO CHẤN THƯƠNG TẠI CỘNG ĐỒNG

1. Đa số các tổn thương răng miệng thường không được phòng ngừa trước, ngoại trừ những chấn thương do thể thao.

Patient photo of teeth with orthodontic braces. Wearing of braces is very popular solution for fixing congenital jaw defects; Shutterstock ID 1706665756; other: -; purchase_order: -; client: -; job: –

Tuy nhiên những khí cụ để đề phòng chấn thương trong thể thao lại khá đắt.

Phòng ngừa tổn thương trong thể thao tuỳ theo từng trò chơi, chủ yếu là dựa trên nguyên tắc gia tăng phòng ngừa đối với các môn thể thao có va chạm mạnh.

2. Những thông tin về phương pháp, cách phòng ngừa và điều trị cấp cứu cần phải được phổ biến rộng rãi.

Chiến dịch giáo dục về vấn đề cấp cứu tai nạn do chấn thương, tài liệu hình ảnh, tạp chí về điều trị cấp cứu theo từng bước cần phải được phổ biến mọi nơi, nhất là nơi cộng đồng, câu lạc bộ thể thao, trạm cấp cứu, trường học, dịch vụ,… Cần phải có lặp lại về thông tin.

3. Thường khi có chấn thương răng miệng thì bệnh nhân không đến ngay mà phải sau vài giờ hoặc vài ngày bệnh nhân mới tới cơ sở chuyên khoa, do đó việc điều trị gặp khó khăn.

  • Cần phải tuyên truyền và phổ biến cho cộng đồng biết sự cần thiết và quan trọng của việc điều trị sớm ngay sau chấn thương.
  • Khi đã có chấn thương răng thì thường kèm theo tổn thương các mô khác của miệng, do vậy cần khám và chụp Xquang để chẩn đoán chính xác, tránh bỏ sót và có kế hoạch điều trị sớm và thích hợp.

4. Tổ chức các dịch vụ cấp cứu chấn thương: ngoài những dịch vụ cấp cứu ngoài giờ ở nhiều nơi phục vụ 24/24 giờ, cần mở rộng cả ở các phòng mạch tư.

  • Đội ngũ nhân viên cấp cứu phải có mặt thường xuyên và kịp thời điều trị. – Khi thăm khám chấn thương, điều quan trọng là kết hợp tốt giữa khám lâm sàng và Xquang.
  • Lý tưởng nhất là những nhân viên chuyên khoa răng này vừa chăm lo cấp cứu, vừa lo điều trị, vừa theo dõi bệnh nhân tới khi hoàn toàn lành mạnh.
  • Có sự liên quan chặt chẽ giữa;
    • Mức độ tổn thương
    • Điều trị sơ cấp cứu
    • Điều trị lâu dài
    • Kết quả cuối cùng
  • Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp thì những vấn đề này không liên tục được mà thường chuyển từ khâu điều trị cấp cứu sang khâu điều trị lâu dài. Do đó những thông tin về chấn thương ban đầu, quá trình điều trị cấp cứu phải được chuyển giao đầy đủ cho những người điều trị lâu dài cho bệnh nhân.

IV. PHÒNG NGỪA NHỮNG TỔN THƯƠNG RĂNG MIỆNG DO CHẤN THƯƠNG

1. Do giao thông

  • Tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông.
  • Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: mũ đúng tiêu chuẩn, vừa vặn và có đệm cao su vùng cằm.

2. Do thể thao

  • Tuân thủ theo đúng luật lệ của môn thể thao.
  • Tư thế chơi phải đúng, thích hợp.
  • Mang khí cụ bảo vệ, có hai loại chính: loại trong và ngoài miệng.

a. Loại ngoài mặt (Face mask hay Face guard) Giống như Mask che mặt, ngăn chặn các lực gây tổn thương mắt, mũi, vùng miệng. Gồm có:

  • Loại có dây đeo riêng.
  • Loại kết hợp trong mũ bảo hộ.
  • Loại ngoài mặt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    • Làm bằng vật liệu cứng, không biến dạng, bọc nilon có tính mềm và không gây đau.
    • Thiết kế phù hợp với từng khuôn mặt về kích thước và hình thể.
    • Phải vừa vặn, không làm quá rộng, đặc biệt lưu ý đối với trẻ em không được làm trừ hao lớn để chờ khi lớn lên thì vừa. Đối với loại kết hợp với mũ bảo hộ, mũ này cũng phải vừa vặn và khít.
    • Đảm bảo luôn ở đúng tư thế thích hợp, không bị xoay khi chơi thể thao.
    • Có một phần lưỡi trai che mắt bằng nhựa trong gắn vào với mạng. Với trẻ em, phải làm nhẹ hơn để tránh đè vào cổ và cột sống gây hậu quả xấu khác.

b. Loại bảo vệ trong miệng (mouthguard)

  • Dụng cụ này cần điểm tựa cố định, vì vậy thường được làm khít sát với hàm răng trên.
  • Mouthguard được sử dụng trong các môn thể thao có thể gây chấn thương răng và vùng miệng.
  • Chấn thương có thể hoặc do tác động trực tiếp của một tác nhân bên ngoài hoặc gián tiếp do tai nạn và do sự va đập hai hàm quá mạnh. Mouthguard giúp phân tán lực tác động bên ngoài, ngăn cản sự va chạm giữa hai hàm và giữa răng với môi má.
  • Mouthguard giúp bảo vệ chống lại ba loại tổn thương cơ bản:
    • Chấn thương phản mô mềm (mỗi, mà, lợi).
    • Chấn thương phần mô cứng (răng và xương).
    • Sự chấn động.
  • Mouthguard phải đảm bảo chức năng bảo vệ và không gây cản trở hay khó khăn cho việc nói, không gây khó chịu cho người mang nó khi chơi thể thao.
  • Có ba loại Mouthguard:
    • Loại làm sẵn: được chế tạo theo một kích thước mẫu. Ít thích nghi, nhiều bất lợi, tác dụng bảo vệ kém.
    • Loại theo hình thể miệng: có hai loại chính:

Loại làm bằng hợp chất nhiệt dẻo: khi nhúng vào nước sôi thì mềm, cho vào miệng thì cứng lại. Ưu điểm là vừa vặn và ôm khít răng, lợi, miệng và có thể tái sử dụng.

Loại làm sẵn bên ngoài bằng nhựa tự cứng hoặc silicone, đưa vào miệng để theo hình thể cấu trúc miệng.

  • Loại đo và chế tạo riêng cho từng cá nhân: thường do nha sĩ làm bằng hợp chất dẻo. Ưu điểm là rất vừa vặn, tạo sự thoải mái tối đa, khít sát răng, khớp cắn tốt, nói, thở, nuốt dễ dàng, chức năng bảo vệ tốt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là chi phí cao.

c. Lưu ý khi mang khí cụ bảo vệ

  • Với người có dị tật trong khoang miệng hoặc mang khí cụ chỉnh hình, bắt buộc phải có ý kiến và chỉ dẫn của nha sĩ trước khi đeo hàm bảo vệ.
  • Với trẻ dưới 13 tuổi, cần lưu ý sự khít sát của khí cụ bảo vệ với cung răng do có sự mọc và thay răng.
  • Cần phối hợp hai loại ngoài và trong miệng để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa vùng hàm mặt (loại trong miệng có tác dụng bảo vệ và chống lại các lực từ dưới cằm tác động lên, loại ngoài mặt có tác dụng bảo vệ và chống các lực va đập ngang).
  • Chi phí cho việc đeo khí cụ bảo vệ cao nhưng luôn thấp hơn chi phí điều trị nếu bị chấn thương vùng hàm mặt. 5.3.

3. Tai nạn ở trẻ em

  • Độ tuổi phổ biến nhất dễ xảy ra chấn thương răng sữa của trẻ em là từ 2 đến 3 tuổi.
  • Độ tuổi phổ biến nhất của trẻ em dễ bị thương tích cho răng vĩnh viễn là từ 6 đến 12 tuổi.
  • Những trẻ có răng cửa bị vẩu (hô) thường rất dễ bị chấn thương.
  • Phòng chống chấn thương cho trẻ cần:
    • Giáo dục trẻ về luật giao thông, các luật chơi thể thao, tránh chơi các trò nguy hiểm, những hành động quá thô bạo.
    • Một trong những cách để giảm thiểu thương tích là có mang một dụng cụ bảo t miếng khi chơi thể thao. Bảo vệ miếng nhằm phân phối các lực tác động để giúp giảm thiểu mức độ tổng thể của chấn thương. Chỉ dân để sử dụng bảo vệ miệng bao gn chơi bóng đá, bóng rổ và bóng chuyển. Các hoạt động có nguy cơ cao bị chấn thung bao gồm trước văn, đi xe đạp, trượt tuyết và nhảy trên tấm bạt lò xo.
    • Trẻ còn nhỏ cần trông nom cẩn thận, luôn theo sát trẻ, nhất là khi trẻ biết bò
    • Khu vực chơi của trẻ nên trồng nhiều cỏ, tránh nền cứng, có những trò chơi thích hợp với từng lứa tuổi, xây dựng những trò chơi quy cách: cầu trượt có hố cát….
    • Xây dựng những khu vui chơi riêng cho trẻ.
    • Khi cho trẻ tham gia giao thông cần cẩn thận: có dây buộc, mũ bảo hộ và dụng cụ bảo vệ mặt. + Điều trị chỉnh hình cho trẻ bị vẩu (hồ).
    • Khi có chấn thương, cần điều trị sớm và đúng, tránh những ảnh hưởng và di chứng về sau.

Nếu một chiếc răng sữa của bé rơi ra do chấn thương, răng không nên cấm lại trong bất kỳ trường hợp nào. Ngược lại, có một chiếc răng vĩnh viễn rơi ra do chấn thương, răng nên được rửa sạch bằng nước và cắm lại trong miệng của trẻ càng sớm càng tốt.

Nếu không thể cắm lại răng vĩnh viễn bị tổn thương, răng nên được đặt trong sữa lạnh và ngay lập tức đưa trẻ đến phòng khám nha khoa.

Cách tốt nhất phòng ngừa chấn thương răng là việc mặc đồ bảo vệ miệng, bảo vệ và giữ an toàn trong khi trẻ em tham gia vào môn thể thao có nguy cơ cao và trong các hoạt động khác.

4. Do bác sĩ

  • Bác sĩ cần có kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành răng hàm mặt, có y đức.
  • Cần khám, chẩn đoán đúng trước khi điều trị.

5. Do tai nạn lao động

  • Tuân thủ tốt luật lao động.
  • Tuân thủ tốt việc mang phương tiện bảo hộ lao động, nhất là mũ bảo hộ.
  • Có sự huấn luyện và đào tạo nghề trước khi làm.
  • Cẩn thận khi làm việc.
  • Không đùa giỡn khi đang làm việc.

6. Do tật xấu

Cần phải được giáo dục, khuyên răn nghiêm khắc nhằm loại bỏ tật xấu, mang khí cụ để ngăn tật xấu nếu cần.

7. Do đánh nhau

Khuyên nhủ giáo dục, có thể cần có hình thức xử phạt nghiêm khắc.

8. Do ăn uống

  • Đưa ra lời khuyên
  • Tạo lập thói quen

Trả lời