Sự Bất Thường Về Số Lượng Của Hệ Răng

Do phát sinh từ những rối loạn trong giai đoạn lá răng gồm thiếu răng hoặc thừa răng

I. THIẾU RĂNG

Do sự thiếu sót trong giai đoạn khởi đầu hoặc do các trở ngại vật lý hoặc do lá răng bị phá hủy

tại sao mọc thiếu răng và cách xử lý như thế nào 2
  • Nguyên nhân

Thường không rõ ràng. Tỷ lệ thiếu răng bẩm sinh có liên quan đến nòi giống ( Nhiều nhất ở người Eskimos), có liên quan đến yếu tố gen( Hội chứng Down- 3 nhiễm sắc thể thứ 21) Hoặc liên quan đến dị tật bẩm sinh như khe hở môi vòm miệng hoặc do tác động của môi trường. Thiếu răng liên quan ở những trẻ đa sinh, thiếu cân khi sinh..

  • Biểu hiện lâm sàng: Không có răng là thiếu hoàn toàn sự phát triển của răng ở cả 2 hệ răng, thể hiện sụ vô sản hoàn toàn lá răng. Có thể xảy ra ở cả 2 hệ răng hoặc ở hệ răng vĩnh viễn.
    • Thiếu vài răng: Trên lâm sàng thấy có một vài răng thiếu. Ở hệ răng sữa ít gặp. Ở hệ răng vĩnh viễn gặp với tỷ lệ 2-10%, thường gặp thiếu răng hàm lớn thứ 3 ( Răng khôn), rồi đến răng cửa bên hàm trên, răng hàm nhỏ thứ 2 hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ 2 hàm trên, răng cửa hàm dưới.
    • Thiếu nhiều răng: Thiếu răng bẩm sinh khá phổ biến. Thiếu nhiều hơn 6 răng. Có thể xảy ra ở cả 2 hệ răng hoặc ở hệ răng vĩnh viễn: 1,5% ở hệ răng sữa và 3-9% ở hệ răng vĩnh viễn. Nếu thiếu răng ở hệ răng sữa thì 30-50% sẽ thiếu răng ở hệ răng vĩnh viễn.
  • Điều trị: Lâu dài phải có sự phối hợp với các chuyên gia tư vấn như nhi khoa, dinh dưỡng, răng hàm mặt ( trong đó phải có sự phối hợp giữa các chuyên khoa như phục hình, chỉnh nha, răng trẻ em)

II. THỪA RĂNG

  • Nguyên nhân: Có thể do sự tăng trưởng dư của lá răng tạo nên mầm răng thêm hoặc do sự dài ra của lá răng, hay do sự phân đôi của mầm răng hoặc do xuất phát từ các khối u của tế bào thượng bì còn sót lại.
  • Biểu hiện lâm sàng:

Răng sữa: hiếm, tỷ lệ 0,2- 0,8%

Răng vĩnh viễn: 1,5- 3,5%, hay gặp ở răng vùng răng cửa hàm trên , răng cối hàm trên, răng cối thứ 2 hàm dưới. Nhiều nhất ở người phương Đông.

  1. Tỷ lệ nam và nữ là 2: 1
  2. Hàm trên và hàm dưới tỷ lệ là 5: 1
  3. Răng dư thường thiểu sản và mọc sai chỗ, mọc chậm, tiêu các chân răng khac. Răng dư thường hình nón hay hình củ.
  • Điều trị: Nếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khớp cắn nên nhổ bỏ, sau đó làm phục hình, hoặc chỉnh nha. Nếu không ảnh hưởng thẩm mỹ, khớp cắn và không gây nguy hại thì có thể giữ lại.

This Post Has 2 Comments

Trả lời