Thói Quen Nhai Một Bên- Làm Sao Để Khắc Phục Hiệu Quả?

  1. Thói quen nhai một bên gây hậu quả gì?

Nhai là bước đầu tiên của quá trình tiêu hóa bao gồm các hoạt động: Giữ , cắt thức ăn, vận chuyển thức ăn trong miệng và nghiền nát thức ăn. Động tác nhai diễn ra có thể ở một bên hoặc cả hai bên hàm. Nhai hai bên tuần tự xen kẽ nghiền là tốt nhất cho sự làm dịu đối với tàn bộ cơ cấu nâng đỡ răng, cho sự ổn định khớp cắn và làm sạch răng. Tuy vậy nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở người hiện đại có bộ răng đầy đủ chỉ có 10% nhai đồng thời hai bên, 12% nhai ở một bên, đa số còn lại nhai tuần tự hai bên.

Thói quen nhai một bên:

Thói quen nhai một bên hoặc kiểu nhai đưa hàm ra trước thường là kết quả của sự ” thích nghi” với các cản trở cắn khớp. Trên những người có hệ thống nhai bình thường, kiểu nhai một bên có thể do việc dử dụng thức ăn mềm hoặc khớp cắn bị xáo trộn do tình trạng bệnh lý của răng và nha chu, hay bị mất răng. Nhai một bên cũng có thể thấy trên người có rối loạn khớp thái dương hàm do phản xạ bảo vệ của các cơ: Ở những người này, nếu còn đủ răng, họ thường nhai bên phía khớp bị đau vì áp lực trên lồi cầu bên làm việc nhỏ hơn áp lực lồi cầu bên không làm việc.

Nhai một bên có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Bên nhai
    • 1/2 xương hàm dưới ngắn và ở phía xa hơn do cảm giác các yếu tố kích thích tăng trưởng ở khớp thái dương hàm
    • Thân xương hàm dưới cao hơn, nhất là ở vùng răng hàm.
    • Lồi cầu có thể tích lớn hơn và dốc lồi cầu lớn hơn
    • Xương hàm trên phát triển ra ngoài và trước do các điểm chạm cắn. Điều này làm xảy ra hiện tượng lệch đường giữa xương hàm trên sang hướng đối bên.
    • Khớp cắn loại II do sự phát triển theo hướng dọc giữa của xương hàm trên và xương hàm dưới.
  • Bên đối diện
    • Xương hàm bên này dài quá, mất do sự kích thích của các yếu tố tăng trưởng trong các chuyển động theo hướng dọc giữa của lồi cầu không làm việc.
    • Lồi cầu dài hơn, dốc lồi cầu thấp hơn.
    • Thường gặp khớp cắn loại I
    • Theo mặt phẳng trán, mặt phẳng cắn nghiêng theo hướng từ trên xuống dưới sang bên đối diện.
    • Ở người trưởng thành, nhai một bên có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh lý nha chu hoặc bệnh lý của khớp thái dương hàm.

Nói cách khác, thói quen nhai một bên sẽ gây ra những hậu quả khôn lường:

  • Cơ quai hàm bị lệch: Nếu bạn nhai một bên hàm trong thời gian quá lâu sẽ khiến cơ quai hàm chỉ phát triển ở một bên. Trong khi đó, cơ quai hàm bên kia sẽ co lại do ít được vận động. Điều này khiến cho khuôn mặt bị biến dạng, một bên to một bên nhỏ. Thậm chí nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị lệch cả sống mũi, gây mất thẩm mỹ.
  • Răng bị bào mòn gấp đôi: Khi bạn có thói quen nhai một bên hàm, nó sẽ khiến hàm răng bị yếu đi. Bởi vì, những chiếc răng bên nhai nhiều sẽ phải làm việc nặng hơn nên mặt nhai của răng sẽ bị bào mòn nhanh và nhiều hơn gấp đôi so với bình thường, khiến men răng mau hỏng, dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, tủy hoại tử…

Trong những chiếc răng ở bên còn lại, do ít được vận động nên các tổ chức xung quanh răng bị yếu và mỏng dần, dễ tích tụ cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng hoặc viêm nhiễm.

  • Hệ thống tiêu hóa bị suy yếu: Nhai một bên hàm sẽ khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa vào dạ dày. Lâu ngày, hệ thống tiêu hóa sẽ bị yếu đi và dẫn đến bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, bạn có thể bị suy nhược cơ thể bị suy nhược cơ thể do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua đường ăn uống.
  • Tổn thương khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm sẽ bị mòn dần và không đều ở hai bên nếu như bạn chỉ nhai một bên hàm trong nhiều năm. Điều này dế dẫn đến tình trạng sai khớp, há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương và chạm, gây rối loạn khớp thái dương hàm. Thậm chí nguy hiểm hơn, bạn có thể cảm thấy đau đớn, không thể đóng mở được miệng một cách bình thường.

2. Làm thế nào để khắc phục thói quen nhai một bên hiệu quả:

Để khắc phục việc nhai một bên hàm hiệu quả, ngay từ bây giờ bạn hãy cố gắng nhai đều cả hai bên hàm khi ăn, cần kiên trì thực hiện mỗi ngày để từ bỏ thói quen này hoàn toàn. Có thể mặt một thời gian dài để 2 bên cân bằng trở lại, vì thế bạn hãy thật kiên trì, khi ăn hãy cố gắng ăn nhai thật chậm để kiểm soát thói quen của mình. Đặc biệt, bạn cần đến ngay nha khoa để điều trị dứt điểm bệnh lý sâu răng để không gây cản trở cho việc ăn nhai.

Ngoài ra, răng hàm bên nhai nhiều sẽ phải làm việc nặng hơn và theo thời gian thì mặt răng bị mài mòn, khiến cho răng nhanh hỏng, răng dễ nhiễm bệnh khi bị vi khuẩn tấn công hoặc có thể xảy ra hiện tượng răng lung lay và rụng dần. Ngược lại, răng hàm bên còn lai do ít hoạt động nên các tổ chức quanh răng rất mỏng và yếu, dễ tích căn và gây bệnh sâu răng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt, việc chữa nhai một bên hàm là rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Đối với tình trạng bị lệch mặt nghiêm trọng nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám và tư vấn để được chữa trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Trả lời