FLOUR VÀ SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG

I. CƠ CHẾ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA FLOUR

Flour có trong cả trong tự nhiên và cả trong cơ thể người. Năm 1942, Dean nhận thấy có mỗi liên hệ tỷ lệ nghịch giữa nồng độ flour trong nước uống và sâu răng.

Vào thập niên 1940, người ta cho rằng flour có tác dụng phòng sâu răng là do có sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt men răng, từ đó họ đề ra biện pháp phòng sâu răng bằng cách bôi dung dịch flour có nồng độ cao hơn 1000-10000 lần nồng độ flour tối ưu trên bề mặt men răng.

Từ những năm 1950, các tác giả nhận thấy flour ngấm vào men và ngấm khi răng đang mọc hoặc đang hình thành chứ không phải do tiếp xúc với men răng sau khi răng đã mọc xong, vì vậy họ chủ trương chỉ cung cấp flour bằng đường toàn thân như nước uống, muối ăn, thuốc viên flour.

Từ thập niên 1970-1980, người ta công nhận tác dụng tại chỗ của flour.

Từ thập niên 1990 đến nay, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ cơ thể trao đổi chất của men răng, các biện pháp flour tại chỗ và đánh giá cao tác dụng tại chỗ của flour trong việc phòng và kiểm soát sâu răng cũng như ê buốt răng

1.Tác dụng của flour đối với men răng

Hydroxy apatit là thành phần chính của men ngà bị hoà tan tại pH môi trường=5,5, flouro apatite chiếm nhỏ hơn 10 phần trăm các muối apatit của men ngà, bền vững hơn, chỉ bị hoà tan khi môi trường pH=4,5

  • Flour ngấm vào men răng và biến hydroxy apatite của men răng thành flouro apatite giúp men răng giảm tính hoà tan với acid, vì vậy làm giảm sâu răng và làm chậm tiến trển của sâu răng
  • Flour làm tăng độ cứng của men ngà; flouro apatite có độ cứng lớn hơn so với các dạng apatit khác của men ngà.

Flour tích tục ở lớp nông của men răng khoảng 30 µm và giảm dần về phía đường nối men ngà. Người ta cũng thấy rằng nồng độ flour ở phía ngoài men răng do phía ngoài quan trọng hơn là nồng độ flour trong toàn chiều bộ chiều dày của men răng, do phía ngoài là nơi răng phải tiếp xúc với acid và bị tấn công đầu tiên.

Nồng độ flour trong men ngà tuỳ thuộc vào nồng độ flour trong nước uống và sự cung cấp flour theo các đường khác.

  • Flour ngấm vào men răng theo thứ tự thời gian, trước 7 tuổi có răng cối lớn nhất, hai răng cửa và răng cối nhỏ thứ nhất là được ngấm flour theo đường cơ thể. Sau 7 tuổi, còn lại 3 răng là răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhì, răng cối lớn thứ nhì nằm trong xương hàm và còn được ngấm flour theo đường cơ thể, chính vì vậy đưa flour vào cơ thể càng sớm càng tốt sau khi răng đã mọc bằng các biện pháp tại chỗ lại có tác dụng tốt.
  • Sau khi răng mọc, trong khoảng thời gian 1-3 năm đầu, sự hấp thu flour của men răng tại các vùng bề mặt răng cũng có sự khác biệt. Với các vùng mặt nhẵn, do cấu trúc men răng sắp xếp theo hình trụ, khoảng cách giữa các tinh thể lơn hơn, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ flour theo con đường tại chỗ để tạo ra flouro apatit. Với những vùng hố rãnh, do cấu trúc tinh thể men xếp với nhau theo hình mái ngói lợp chồng lên nhau rất khó để hấp thu flour , đây là một trong các lý do dẫn tới giảm sức đề kháng của men răng vùng hố rãnh với sâu răng so với các bề mặt nhẵn của răng sau khi mọc 1-3 năm.

Năm 1978, Ẻicson sử dụng nước xúc miệng flour, kem đánh răng có flour, gen flour thấy sâu răng giảm rõ rệt.

2. Tác dụng của flour với mảng bám răng.

  • Trong mảng bám răng có một lượng flour rất lớn, cao hơn nhiều ở trong nước bọt. Sở dĩ có điều này vì theo Jenkins và Edgar là do tiếp xúc mặc dù trong thời gian ngắn giữa những mảng bám răng và nước uống là nguồn cung cấp flour quan trọng.
  • Flour có tác dụng ức chế enzim của vi khuẩn.
    • Ngăn chặn hình thành mảng bám răng do không hình thành được plolycaccharide tổng hợp như dextra, levance vốn rắt cần cho mảng bám.
    • Chống lại sự hình thành acid gây sâu răng từ các chất đường và thức ăn.
  • Flour nồng độ cao có tác dụng ức chế vi khuẩn, nhất là streptococus Mutans

3. Tác dụng của flour trong việc tái khoáng men răng

  • Flour làm tăng nhanh tốc độ tái khoáng hoá của men răng, dẫn tới giảm sâu răng. Nhờ sự có mặt của các ion flour tự do có khả năng di chuyển của các ion calci phospho.. vào các vùng huỷ khoáng và tái khoáng hoá các vùng này.
  • Flour làm giảm huỷ khoáng men răng; flouro apatit, CaF2 ít bị hoà tan hơn so với các dạng tinh thể apatit khác của men răng khi pH < 5,5, do đó làm giảm và làm chậm quá trình huỷ khoảng cũng như tiến triển của tổn thương sâu răng.
  • Nhờ áP lực mạnh của ion fluor so với các ion thường có trong nguồn nước, vì vậy khi nguồn nước có nhiều ion clo thường được dùng để sát trùng, nếu ta cung cấp đủ số ion fluor cần thiết thì sẽ giảm được sự hình thành các muối của clo với men răng (muối này có độ hoà tan cao nên dễ gây huỷ khoáng men răng làm tăng ê buốt răng và sâu răng) nhờ ái lực của fluor với men ngà lớn hơn so với clo.

4. Tác dụng của fluor trong việc giảm nhạy cảm răng

Thông qua hai cơ chế chính:

  • Do fluor tăng tái khoáng hoá men răng và làm bịt kín ống ngà, dẫn tới giảm nhạy cảm răng.
  • Fluor có tác dụng giảm sinh acid, làm giảm yếu tố kích thích lên răng. Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại kem chải răng hoặc gel có thành phần chống nhạy cảm răng có kết hợp các yếu tố làm mất nhạy cảm tức thì và fluor là yếu tố chính để làm giảm nhạy cảm lâu dài qua việc tái khoáng hoá và bịt lại ống ngà theo thời gian như: Gel Amfluor 1,23% (NaF), kem chải răng Colgate Sensitive (có thêm Arginine), kem Sensodyne (có thêm kali fluor).

II. SỬ DỤNG FLUOR TRONG PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT SÂU RĂNG

  • Trong những năm gần đây, fluor ngày càng được quan tâm. Thực tế đã chứng minh sử dụng fluor phòng sâu răng đã làm giảm 50 – 60% sâu răng và fluor là một biện pháp hiệu quả nhất.
  • Có nhiều biện pháp sử dụng fluor để phòng sâu răng thông qua hai con đường toàn thân và tại chỗ.
    • Theo con đường toàn thân có: fluor hoá nước máy, fluor muối ăn, fluor trong sữa, viên fluor, fluor trong đường.
    • Theo đường tại chỗ có: nước súc miệng fluor, kem đánh răng có fluor, gel fluor, vecni fluor…

1. Cung cấp fluor qua con đường toàn thân

Thường qua 4 con đường chính: fluor hoá nước cộng đồng, fluor nước cấp trường học, fluor muối ăn, fluor trong thuốc uống. Ngoài ra, một số dạng khác cũng được một số nước áp dụng như cho fluor vào nước uống đóng chai, cho fluor vào sữa cho fluor vào thực phẩm như bánh kẹo…

  • Ưu điểm chung của các biện pháp này là cung cấp fluor cho toàn bộ cấu trúc cứng của răng, vì vậy làm tăng sức đề kháng của răng.
  • Nhược điểm của các biện pháp cung cấp fluor theo đường toàn thân:
    • Nếu không kiểm soát tốt hàm lượng fluor trong quá trình hình thành và phát triển của men răng thì dễ gây hiện tượng fluorossis (rối loạn hình thành và phát triển men ngà, thay đổi màu sắc men răng).
    • Rất khó kiểm soát hàm lượng fluor đưa vào cơ thể đối với cá nhân, do nồng độ fluor trong các nguồn cung thường cố định, tuy nhiên trọng lượng cơ thể, khối lượng tiêu thụ thực phẩm và nước uống của mỗi cá nhân lại khác nhau. \

a. Fluor hoá nước cấp cộng đồng

  • Nồng độ fluor trong nước uống tối ưu để phòng sâu răng là 0,7 ± 0,1ppmF. Tuy thuộc vào khí hậu.
  • Fluor hoá nước uống là biện pháp đã được chứng minh là cho hiệu quả cao nhất, an toàn, rẻ tiền nhất.
  • Các dạng fluor được sử dụng hiện nay: natri fluorua (NaF) dạng bột, natri silic fluorua (Na2SiF6.) dạng sữa, acid hydrofluorosilic (H2SiF6) dạng nước. Ở Việt Nam đang sử dụng Na2 SiF6.

b.Fluor hoá nước uống ở trường học

Sử dụng ở những nơi không có điều kiện fluor hoá nước uống.

c. Viên fluor

  • Sử dụng cho trẻ từ khi mới sinh tới khi 12 – 13 tuổi. Phương pháp này có ưu – điểm là cung cấp fluor vào cơ thể theo liều chính xác và áp dụng được cho tất cả các nơi không có nước máy, song có nhược điểm là cần có sự theo dõi và hợp tác của nhà trường và gia đình.
  • Liều lượng: 0 – 6 tháng: 0,25 mgF/ngày 6 – 18 tháng: 0,25-5 mgF/ngày 18 tháng – 2 tuổi: 0,25-0,75 mgF/ngày >2 tuổi: 0,5-1,0 mgF/ngày.

d. Fluor trong muối ăn

  • Ưu điểm: người sử dụng không bị bắt buộc, thuận lợi khi sử dụng, rẻ tiền.
  • Nhược điểm: liều lượng vào cơ thể thay đổi theo khẩu phần mỗi người khác nhau.
  • Hàm lượng: 250mgF/kg muối.

2. Sử dụng fluor qua con đường tại chỗ

  • Ưu điểm chung:

Dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hiện tượng fluorossis, do fluor được cung cấp sau khi men răng đã hình thành. Tuy nhiên, với trẻ < 6 tuổi, cần lưu ý kiểm soát sự nuốt các sản phẩm chăm sóc răng miệng có fluor, vì thời kỳ này răng vĩnh viễn đang trong quá trình hình thành và phát triển, nếu cung cấp fluor thừa và vượt quá nồng độ thì tác dụng phụ của fluor trên răng là nặng nề hơn so với khi răng đã mọc, hơn nữa ở lứa tuổi này việc kiểm soát sự nuốt các vật đưa vào miệng của trẻ là rất khó, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ < 6 tuổi thường nuốt từ 20 – 30% khối lượng các chất được đưa vào miệng.

  • Nhược điểm chung của các biện pháp tại chỗ là: chi phí cao hơn các biện pháp toàn thân.

a. Sử dụng kem đánh răng có fluor

  • Được giới thiệu vào năm 1960 – 1970 của thế kỷ XX. Theo thống kê năm 1987, toàn cầu có hơn 500 triệu người sử dụng. Có thể giảm sâu răng 20 – 30%. Đã được WHO khuyến cáo tất cả mọi người nên dùng.

Các dạng kem chải răng có fluor sử dụng hằng ngày không cần kê đơn của nha sĩ:

  • Người lớn sử dụng loại kem có nồng độ 1000 – 1500ppm fluor (parts per million).
  • Trẻ em sử dụng loại kem có nồng độ thấp từ 200 – 500ppm, flour trong kem đánh răng.

Tuy nhiên, hiện nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kem chải rằng thực sự có kết quả phòng sâu răng khi hàm lượng fluor trong kem ≥ 800ppm.

Khuyến cáo sử dụng:

  • Mọi người nên sử dụng ít nhất hai lần trong một ngày.
  • Kiểm soát sự nuốt thuốc đánh răng với trẻ em.
  • Kiểm soát lượng thuốc đánh răng, đặc biệt lưu ý khi dùng kem chải răng của người lớn cho trẻ 2 – 6 tuổi, chải răng cần lấy khối lượng ít hơn và chỉ tương đương với hạt đậu xanh.

Các dạng kem chải răng có fluor sử dụng theo đơn của nha sĩ:

  • Có hàm lượng fluor cao trên 1500ppm.
  • Chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao và sử dụng theo từng đợt trong thời gian ngắn dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ sâu răng qua các lần khám.

b. Fluor trong nước súc miệng

  • Nước súc miệng fluor có nhiều dạng khác nhau với cách dùng khác nhau, song nó đã được chứng minh là cho hiệu quả cao, rẻ tiền, dễ bảo quản và sử dụng, áp dụng rất tốt cho trẻ em lứa tuổi học đường. Đặc biệt các địa phương có tỷ lệ sâu răng cao, hàm lượng fluor trong nước tự nhiên thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện cán bộ, trang bị y tế còn thấp thì việc sử dụng nước súc miệng fluor là một biện pháp khả thi nhất.

c.Gel fluor

Gel fluor có nhiều dạng khác nhau với nồng độ khác nhau từ 5 loại hợp chất của fluor thường sử dụng: NaF, AFP, MFP, SnF, và amine fluoride.

Loại NaF 1,23% thường được sử dụng do khả năng giải phóng ion fluor tốt và giá thành thấp. Amfluor (NaF 1,23%) hiện đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và châu Âu.

  • Hàm lượng: thường chia làm hai loại chính: loại cho trẻ có hàm lượng fluor thấp hơn thường dùng loại 0,615%, loại cho người lớn thường có hàm lượng fluor cao từ 1,23% cho tới 5%, số ion fluor trong các loại gel tương ứng thường từ 9500ppm fluor đến 22600ppm fluor.
  • Chỉ định: Phòng và kiểm soát sâu răng cho người có nguy cơ sâu răng cao:
    • Mang khí cụ chỉnh nha.
    • Mang hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
    • Lưu lượng nước bọt kháng đủ hoặc giảm tiết nước bọt (do dùng thuốc, xạ trị, bệnh toàn thân, người già….
    • Răng có rãnh trũng sâu, có dấu hiệu mới chớm sâu, có từ 1 – 3 xoang sau, miếng trám răng sâu >=3 năm.
    • Lộ chân răng (do bệnh nha chu, phục hình, người già…).
    • Thường xuyên ăn vặt (trên 3 lần/ngày giữa các bữa ăn chính).
    • Mảng bám nhiều thấy được trên răng, số lượng vi khuẩn MS và LB trung bình hoặc cao.
    • Cố định răng và hàm sau chấn thương, phẫu thuật vùng hàm mặt.
    • Người già, người khuyết tật, bệnh nhân sau tai biến không tự vệ sinh răng miệng được, bệnh nhân phải điều trị tia xạ vùng hàm mặt.
    • Người đái tháo đường, hở tâm vị, bệnh trào ngược dịch vị dạ dày, làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với acid hoặc hàm lượng clo cao.
    • Răng khấp khểnh, lệch lạc khó khăn cho vệ sinh và làm sạch.
  • Răng nhạy cảm, ê buốt:
    • Mòn mặt nhai, mòn cổ răng, hở cổ và chân răng do bệnh nha chu hoặc tuổi tác.
    • Sau lấy cao răng, hàn răng và cổ răng, mài cùi răng giả.
    • Sau tẩy trắng răng.
    • Thiểu sản men răng, men có nhiều đường rạn nứt.
  • Răng có độ cứng kém:
    • Người có răng vỡ, rạn nứt hoặc gãy không do chấn thương.
    • Có nhiều răng bị mòn.
  • Cách dùng: Áp gel lên răng bằng bàn chải hoặc khay mang gel. Giữ cho gel tiếp xúc với bề mặt men răng trong 2 – 4 phút.
  • Liều dùng:
    • Lượng gel được lấy cho mỗi lần chải răng tương đương với lượng kem chải rãng hằng ngày (0,5 – 0,7g), với trẻ em lượng gel lấy ít hơn (tương đương với hạt đậu). Lượng gel cho mỗi lần áp khay được lấy là 2ml hoặc cách mép trên của khay 2mm (thường có vạch định sẵn).
    • Áp khay mang gel hoặc chải răng với gel một tới hai lần mỗi ngày trong thời + gian 2 – 4 phút. Mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Mỗi năm dùng 2 – 4 đợt.
  • Liều lượng có thể thay đổi tuỳ theo mức đánh giá bệnh lý hoặc nguy cơ sâu răng, mục tiêu điều trị, hàm lượng fluor của gel.
  • Chống chỉ định: Những người dị ứng với fluor, đang điều trị với các thuốc có phản ứng chéo với fluor nhu chlohexidine.

d. Thuốc bôi fluor

Dạng thuốc bôi có nồng độ fluor rất cao 10.000 – 23.000ppm. Thường hay làm dưới dạng vecni fluor: Duraphat của Colgate: chứa 2,2% (NaF); Protectur chứa 0,7% fluor (amine fluor). – Chỉ định: phòng và kiểm soát sâu răng cho người có nguy cơ sâu răng cao.

  • Liều lượng: một năm dùng từ 1 – 4 lần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ưu điểm: có ưu điểm vượt trội trong phòng và kiểm soát sâu răng cho trẻ < 6 tuổi do giảm thiểu tối đa sự nhiễm độc fluor mạn tính trên răng (vecni đông cứng và bám chắc trên răng sau khi bôi lên răng và tiếp xúc với nước bọt, vì vậy dễ dàng kiểm soát việc nuốt phải thuốc của trẻ).
  • Nhược điểm: phương pháp này tốn kém và đòi hỏi có nhân viên thực hiện.

Tóm lại :

  • Khi áp dụng các biện pháp cung cấp fluor để phòng sâu răng thông qua con đường toàn thân, cùng các biện pháp cung cấp fluor tại chỗ cho trẻ < 6 tuổi cần phải có sự kiểm soát và hướng dẫn của nha sĩ về liều lượng fluor tổng thể được cung cấp hằng ngày cho trẻ.
  • Khi quyết định việc dùng fluor để phòng sâu răng cho một cộng đồng nào đó, cần căn cứ vào hai yếu tố chính đó là tỷ lệ sâu răng của cộng đồng và hàm lượng fluor trong nước tự nhiên mà cộng đồng đó dùng để sinh hoạt. Ngoài ra, còn phải dựa trên điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, pháp lý… để đưa ra quyết định.
  • Không sử dụng một lúc hai biện pháp phòng sâu răng theo đường toàn thân.
  • Nếu có nhiều biện pháp để lựa chọn thì nên lựa chọn biện pháp cho cá nhân tự sử dụng.

Trả lời