ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CẤP TÍNH Ở LỢI

Điều trị các bệnh cấp tính ở lợi là phải làm dịu được các triệu chứng cấp và loại bỏ được tất cả các bệnh khác ở mô quanh răng bao gồm cả cấp và mạn tính.

Các bệnh cấp tính ở lợi có: bệnh viêm lợi loét hoại tử cấp, viêm quanh thân răng cấp và viêm lợi miệng Herpes cấp.

I. ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP (VLLHTC)

Viêm lợi loét hoại tử cấp có thể không liên quan với các bệnh lợi khác, nhưng cũng có thể gặp ở bệnh nhân đã có viêm lợi mạn tính. Vì vây, ở các bệnh nhân VLLHTC đã có viêm lợi mạn tính thì việc điều trị phải bao gồm cả làm giảm các triệu chứng cấp và điều trị viêm lợi mạn.

Điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp bao gồm:

  • Làm giảm viêm cấp và điều trị bệnh viêm lợi mạn tính liên quan với tổn thương cấp hoặc bệnh viêm mạn tính ở nơi khác trong khoang miệng.
  • Làm giảm các triệu chứng nhiễm độc toàn thân như sốt, mệt mỏi, khó chịu.
  • Điều trị các bệnh toàn thân, điều kiện thuận lợi gây ra các thay đổi ở lợi hoặc làm thúc đẩy nhanh các thay đổi ở lợi như ở người bệnh nhiễm virus HIV, AIDS…

2.1. Trình tự các bước điều trị

2.1.1. Lần khám và điều trị đầu tiên

a, Hỏi bệnh và khám bệnh để có được đầy đủ các thông tin liên quan, các triệu chứng tại chỗ và toàn thân.

b,Điều trị:

Trong lần thăm khám đầu tiên, việc điều trị phải được giới hạn ở các vùng liên quan đến tình trạng cấp tính:

  • Cách ly và làm khô tổn thương bằng gòn bông.
  • Giảm đau tại chỗ. không dính ở bề mặt tổn thương. Lưu ý mỗi viên bông chỉ được dùng ở một vùng tổn Dùng viên bông nhỏ lau nhẹ nhàng các tổn thương để lấy đi giả mạc và các cặn thương nhỏ và sau đó bỏ đi. thức trộn 1 cốc nước ấm với 1 cốc oxy già 3% với số lượng ngang nhau.
  • Cho bệnh nhân súc miệng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ một lần theo công
  • Cho bệnh nhân dùng nước súc miệng chlorhexidine 0,12% mỗi ngày 2 lần.
  • Làm sạch tổn thương bằng nước ấm.
  • Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm. triệu chứng toàn thân thì phải dùng kháng sinh spiramycin phối hợp metronidazol.
  • Trường hợp viêm lợi loét hoại tử mức độ trung bình và nặng và có hạch hoặc các triệu chứng toàn thân thì phải dùng kháng sinh Spiramycin phối hợp với metronidazol.

c)Trong lần khám đầu tiên cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Không được lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi vì có thể gây nhiễm khuẩn máu.
  • Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn lại sau ít nhất
  • Phải thông báo cho bệnh nhân về tình trạng viêm lợi mạn hoặc viêm quanh răng mạn phải được điều trị triệt để nhằm tránh tái phát.

d) Hướng dẫn cho bệnh nhân:

  • Không hút thuốc, không uống rượu và không ăn nhiều đồ gia vị.
  • Súc miệng với dung dịch nước oxy già ấm (theo công thức nói ở trên) 2 giờ một lần và súc miệng với dung dịch chlorhexidine 0,12% hai lần trong một ngày.
  • Duy trì các sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức quá mức.
  • Hạn chế chải răng.

2.1.2. Lần khám và điều trị thứ hai

  • Thường 1 – 2 ngày sau lần điều trị đầu tiên.
  • Tình trạng của bệnh nhân: Thường được cải thiện, bệnh nhân hết đau hoặc đau đã giảm xuống. Bờ tổn thương còn có màu đỏ, nhưng không còn giả mạc, lợi co lại và bộc lộ cao răng.
  • Việc điều trị ở lần này tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và tình trạng tổn thương.
  • Có thể lấy cao răng nhẹ nhàng bằng máy siêu âm. Tránh làm sang chấn các tổn thương đang hồi phục.
  • Hướng dẫn bệnh nhân: như lần 1.

2.1.3. Lần khám và điều trị thứ ba

  • Sau lần 2 từ 1 – 2 ngày.
  • Ở lần khám này, thường thấy bệnh nhân cơ bản đã hết triệu chứng. Lợi vùng tổn thương có thể còn có màu đỏ nhẹ và có thể có đau nhẹ khi bị kích thích.
  • Điều trị: Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
  • Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện:
    • Ngừng súc miệng nước oxy già
    • Duy trì súc miệng dung dịch chlorhexidine 0,12% thêm 2 – 3 tuần.
    • Thực hiện các biện pháp kiểm soát mảng bám răng: việc hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát mảng bám răng là rất quan trọng, ảnh hưởng tới thành công của điều trị và duy trì được tình trạng quanh răng tốt.

2.1.4. Các lần khám điều trị tiếp theo

  • Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng ở tất cả các răng còn lại.
  • Kiểm tra việc kiểm soát mảng bám răng của bệnh nhân, qua đó hướng ở dan bệnh nhân thực hiện tốt hơn các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.
  • Loại bỏ các yếu tố kích thích tại chỗ gây tích tụ mảng bám răng.
  • Đối với các bệnh nhân không có các bệnh lợi khác thì kết thúc điều trị.
  • Nếu bệnh nhân có các bệnh lợi khác thì phải điều trị để loại bỏ tình trạng 1 viêm lợi mạn tính, túi quanh răng, vạt quanh thân răng.

Các điều trị bổ sung khác:

  • Tạo đường viền lợi sinh lý: Trong một số trường hợp, sau khi liền thương đã tạo ra bờ lợi không sinh lý, dễ giắt thức ăn và có thể làm tái phát viêm lợi. Trong | trường hợp này cần phẫu thuật tạo hình lại đường viền lợi để duy trì đường viễn lợi sinh lý
  • Các thủ thuật, phẫu thuật: Nhổ răng và phẫu thuật quanh răng phải hoãn lại sau khi hết các hội chứng cấp của viêm lợi loét hoại tử cấp 4 tuần. Nếu cần phải làm các thủ thuật phẫu thuật cấp cứu thì phải phối hợp với liệu pháp kháng sinh toàn thân.
  • Các thuốc dùng tại chỗ: có một số thuốc điều trị tại chỗ dưới đây có thể được áp dụng:
  • Các chất giải phóng oxy như:
    • Peroxide kẽm.
    • Nước oxy già.
    • Kali clorat.
    • Lọc natri.
    • Peroxyborat natri…

Nhưng chỉ là biện pháp điều trị hỗ trợ, không được dùng các loại thuốc gây hoại từ như phenol, nitrat bac, acid crom… Các chất gây hoại tử này làm dịu các triệu chứng, sau đó phá huỷ các tận cùng thần kinh ở lợi. Nhưng chúng còn phá huỷ cả các tế bào non cần thiết cho quá trình sửa chữa và làm chậm liền thương. Nếu sử dụng các chất này lặp lại còn làm mất tổ chức lợi và làm cho lợi không hồi phục được khibệnh đã thuyên giảm.

  • Điều trị toàn thân hỗ trợ :
    • Kháng sinh toàn thân.
    • Các dịch truyền
    • Các thuốc giảm đau.
    • Chế độ nghỉ ngơi.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Viêm lợi loét hoại tử do có đau nên gây trở ngại cho việc ăn uống dẫn đến thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các vitamin nhóm B và nhóm C, vì vậy cần bổ sung các vitamin nhóm B và C
  • Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Ở bệnh nhân viêm lợi loét hoại tử thì viêm còn là yếu tố tại chỗ làm giảm dinh dưỡng của lợi, kể cả trong trường hợp đủ chất dinh dưỡng toàn thân. Vì vậy, phải loại bỏ các kích thích tại chỗ để thúc đẩy quá trình bồi đắp chuyển hoá bình thường.

2.2. Tiến triển liền thương trong viêm lợi loét hoại tử

2.2.1. Các lần khám điều trị tiếp theo

Các giai đoạn liền thương: Các tổn thương đặc trưng của viêm lợi loét hoại tử khi đáp ứng với điều trị trải qua các thay đổi trong quá trình liền thương bao gồm:

  • Giai đoạn cấp chưa điều trị: khi lấy bỏ giả mạc ở bề mặt, sẽ thấy vết loét máu | đỏ, chảy máu, lõm giống như miệng núi lửa ở lợi.
  • Trong giai đoạn tiếp theo, kích thước và màu đỏ của các bờ loét giảm xuống nhưng bề mặt còn đỏ.
  • Sau đó có các biểu hiện sớm của phục hồi màu sắc và đường viền lợi trở lại bình thường.
  • Giai đoạn cuối cùng: màu sắc lợi bình thường, độ chắc, cấu trúc bề mặt và đường viễn lợi được phục hồi. Các phần của chân răng đã bị bộc lộ ở giai đoạn cấp của bệnh được phủ bởi lợi lành mạnh.

Trong đợt điều trị, nếu bệnh nhân nữ ở thời kỳ có kinh nguyệt thì có thể làm nặng thêm các triệu chứng cấp, có thể gây ra vẻ ngoài tái phát. Vì vậy, cũng cần phải thông báo cho bệnh nhân để tránh lo lắng.

2.2.2. Thất bại điều trị

Thất bại trong điều trị, thể hiện là bệnh dai dẳng không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh tái phát.

Không đáp ứng với điều trị: Cần tiến hành các bước sau:

  • Ngừng toàn bộ liệu pháp thuốc tại chỗ.
  • Chẩn đoán phân biệt để xác định lại xem có phải là viêm lợi loét hoại tử cận tại chỗ và toàn thân mà có thể đã bị hay là bệnh khác mà có biểu hiện tương tự.
  • Tìm và xác định các yếu tố bệnh nguyên bỏ qua.
  • Hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát mảng bám răng.

Tái phát

Các yếu tố có thể gây tái phát viêm lợi loét hoại tử cấp như điều trị tại chỗ không đầy đủ, có vạt quanh thân răng và khớp cắn sâu vùng răng trước yếu tố khác cũng có thể gây tái phát như bệnh nhân kiểm soát mảng bám răng khôn

  • Điều trị tại chỗ không đầy đủ: thường gặp là do ngừng điều trị khi cáC ĐÂY chứng thuyên giảm hoặc không điều trị loại bỏ tình trạng viêm lợi mụn và các tổ tốt hoặc nghiện thuốc nặng. quanh răng mà vẫn còn lại khi tình trạng cấp tính ở bề mặt đã giảm.

Do viêm mạn tính kéo dài gây ra các thay đổi thoái hoá và làm tái diễn các yếu tố liên quan đến tình trạng cấp tính.

  • Vạt quanh thân răng: thường gặp là do viêm quanh thân răng kéo dài ở răng hàm lớn thứ 3 do mọc khó khăn
  • Khớp cắn sâu ở các răng phía trước: khớp cắn sâu nặng thường là một yếu tố tham gia làm tái phát bệnh ở vùng phía trước. Rìa cắn các răng cửa hàm trên, làm tổn thương bờ lợi phía môi ở hàm dưới và rìa cắn các răng cửa hàm dưới làm tổn thương lợi phía vòm miệng ở hàm trên và có khả năng làm tái phát tình trạng cấp. Khớp cắn sau còn gây ra va chạm thức ăn và làm chấn thương lợi. Vì vậy, cần phải sửa chữa khớp cắn sâu để hoàn tất việc điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp. .

II. ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH THÂN RĂNG CẤP

Việc điều trị viêm quanh thân răng được tiến hành tuỳ thuộc vào: – Mức độ nặng của viêm. – Các biến chứng toàn thân.

  • Khả năng giữ lại các răng liên quan. Các vạt quanh thân răng tồn tại kéo dài nếu không có viêm cũng nên cắt bỏ để dự phòng. Các bước điều trị viêm quanh thân răng bao gồm:
  • Bơm rửa với nước ấm vào túi lợi quanh thân răng để lấy đi các cặn bên dưới và dịch ra viêm.
  • Dùng cây lấy cao răng nhẹ nhàng tách vạt ra khỏi răng và lau bên trong túi lợi bằng miếng gạc sát khuẩn, lấy đi các cặn bên dưới và lại bơm rửa lại bằng nước ấm. Tuy trường hợp, có thể rạch một đường theo hướng trước sau để dẫn lưu.
  • Trường hợp viêm nặng thì dùng kháng sinh toàn thân. Sau khi các triệu chứng cấp đã thuyên giảm thì quyết định xem giữ răng hay nhổ răng dựa vào:
    • Răng có mọc tiếp được đến vị trí có chức năng tốt hay không.
    • Mức độ mất xương ở mặt xa của răng hàm lớn thứ hai: để giảm mất xương quanh các răng hàm lớn thứ hai thì các răng hàm lớn thứ 3 phải được nhổ càng sớm càng tốt. Bởi vì ở người trên 20 tuổi thì chân của răng hàm lớn thứ ba đã hình thành khi nhổ càng gây mất nhiều xương quanh răng hàm lớn thứ hai.
    • Trường hợp giữ lại răng: cắt bỏ vật quanh thân răng ở mặt nhai và cả vật ở phía xa của răng. Sau đó đặt xi măng phẫu thuật quanh răng trong thời gian 1 tuần.
    • Các vạt quanh thân răng bị viêm mạn tính được xem là các vùng ủ bệnh ban đầu trong viêm lợi loét hoại tử cấp. Trường hợp này cũng được điều trị như viêm lợi loét hoại tử ở nơi khác trong miệng, sau khi các triệu chứng cấp thuyên giảm thì phẫu thuật cắt bỏ vạt để giảm thiểu khả năng bệnh tái phát.

IV ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI MIỆNG HERPES CẤP

4.1 Điều trị tại chỗ

  • giảm đau tại chỗ; xúc miệng với dung dịch giảm đau tại chỗ như lidocain hydrochlorit trước bữa ăn.
  • loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn, cao răng ở nông.
  • thuốc đặc hiệu; acyclovir
  • sau khi các triệu chứng cấp thuyên giảm thì tiến hành các biện pháp điều trị tiếp theo;
    • lấy cao răng sâu
    • điều trị viêm quanh răng
    • hướng dẫn kiểm soát mảng bám răng

4.2 Điều trị toàn thân

  • kháng sinh toàn thân
  • giảm đau đường toàn thân; aspirin
  • chế độ ăn nhiều hoa quả

Trả lời