Mài Mòn Hóa Học

Là quá trình mòn răng bệnh lý do hóa chất mà không có sự tác động của vi khuẩn

1.Nguyên nhân

  • Do hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản, nôn do ăn vặt quá độ, hội chứng háu ăn, góp phần làm mòn cổ răng phía lưỡi của khối răng cửa, răng nanh.
  • Yếu tố nghề nghiệp: làm ắc quy, tiếp xúc acid..
  • Chế độ ăn nhiều acid
  • Nhóm không rõ nguyên nhân: Chất lượng nước bọt cũng được cho là một nguyên nhân ở nhóm này.
  • Các yếu tố làm trầm trọng: Mở thông ruột.
Những đồ uống có thể gây mòn răng

2. Đặc điển tổn thương.

  • Tổn thương mòn hóa học thường lan rộng và ít có giới hạn. vị trí tổn thương nằm ở các răng gần nhau nơi có acid phá huỷ mạnh nhất, có thể xảy ra ở tất cả các mặt của răng.
  • Trong hội chứng trào ngược: Mặt mòn chủ yếu ở mặt trong răng cửa trên.Mòn do hơi acid chì: thường thấy ở mặt ngoài đối với công nhân sản xuất ắc quy.
  • Tổn thương hóa học làm bề mặt men trở nên trong suốt. Các tổn thương lộ ngà cũng có khả năng tạo hình lõm đáy chén với vành men trong suốt ở chu vi.
  • Hiện tượng mòn hóa học thường gây mòn tứ phát gây hiện tượng hủy khoáng men răng và ngà răng.

3. Hướng điều trị

  • Sử dụng các sản phẩm chống nhạy cảm ngà.
  • Trám composite, onlay-inlay

4. Dự phòng

  • Hạn chế ăn nhiều đồ ăn, uống có tính acid
  • Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động đối với người làm việc trong môi trường acid
  • Khám răng miệng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời.

Trả lời