TIÊU XƯƠNG Ổ RĂNG VÀ TÚI LỢI

Kích thước và độ đậm đặc của xương ổ răng ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn thân và tại chỗ, thông thường thì quá trình tạo xương và tiêu xương cân bằng, khi quá trình tiêu xương mạnh hơn quá trình tạo xương thì kích thước và độ đậm đặc của xương giảm rồi mất xương.

Khi xương ổ răng bị tiêu sẽ làm mào xương ổ răng thấp xuống cộng với vị trí bám của lợi trên bề mặt chân răng di chuyển về phía cuối răng làm giảm diện bám dính của nha chu trên bề mặt răng hay gọi là mất bám dính, như vậy là tiêu xương răng dẫn đến mất bám dính. Mất bám dính được xác định từ vị trí cổ răng giải phẫu tới đáy túi lỡi hay rãnh lợi.

I. TIÊU XƯƠNG TRONG BỆNH VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH

Tiêu xương là do nguyên nhân viêm tại chỗ, viêm bắt đầu từ bờ lợi rồi lan xuống xương ổ và dây chằng, quá trình này là sự chuyển từ viêm lợi sang viêm quanh răng, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp viêm lợi đều chuyển sang viêm quanh răng.

Các nghiên cứu vi khuẩn học cho thấy sự di chuyển từ viêm lợi sang viêm quanh răng liên quan với sự thay đổi thành phần và tỷ lệ các vi khuẩn ở mảng bám răng. Khi bệnh chuyển sang viêm quanh răng thì số lượng khuẩn di động và xoắn khuẩn tăng lên và số lượng cầu khuẩn và trực khuẩn giảm.

Trong quá trình chuyển từ viêm lợi sang viêm quanh răng có sự thay đổi ở mô liên kết: Nguyên bào sợi và lympho chiếm số lượng chủ yếu khi chỉ viêm lợi, chuyển sang viêm quanh răng thì tương bào và nguyên bào tăng cùng với sự phát triển bệnh. Viêm lan từ biểu mô lợi tới các bó sợi collagen của lợi rồi lan tiếp theo mạng mạch máu trong mô liên kết tới xương ổ răng. Viêm có thể lan trực tiếp từ lợi tới dây chằng quanh răng rồi đi tới xương.

Trong quá trình viêm lan từ lợi đến xương ổ răng, các bó sợi collagen mô liên kết lợi bị phá huỷ và thay thế bằng mô hạt xen lẫn các tế bào viêm, lợi phù nền. Viêm lan tới bề mặt xương và theo mạng mạch đi vào xương tuỷ làm huỷ xương và thay thế dịch viêm chứa nhiều bạch cầu, nhiều nhánh tân mạch và nguyên bào sợi sinh ra do đáp ứng của cơ thể với phản ứng viêm. Tiêu xương ở xương tuỷ làm giảm số lượng bè xương, tăng khoảng cách giữa các bè xương làm xương giảm đậm độ, giảm bè xương còn làm giảm chiều cao xương ổ răng.

Một triệu chứng của viêm quanh răng là áp xe và có mủ, mủ này chỉ ở phần mềm của vùng quanh răng chứ không ở xương ổ răng.

Sự phá huỷ xương trong bệnh vùng quanh răng không phải là quá trình hoại tử xương, quá trình tiêu xương liên quan với các tế bào sống.

Quá trình tiêu xương liên quan với hoạt động của các tế bào sống dọc theo bề mặt mô xương. Mức độ thoát bào do phản ứng viêm tương quan với mức độ mất xương nhưng không tương ứng số lượng huỷ cốt bào. Tuy nhiên, khoảng cách từ mào xương ổ răng tới ranh giới vùng viêm ở bên dưới tương quan với số lượng huỷ cốt bào ở mào xương và tổng số lượng huỷ cốt bào.

II. TIÊU XƯƠNG TRONG BỆNH VIÊM QUANH RĂNG TIẾN TRIỂN NHANH

Tiêu xương ở bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh dường như không liên quan hoặc liên quan ít với vi khuẩn mảng bám, nhiều trường hợp bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt, không phát hiện thấy mảng bám răng ở bờ lợi mà vẫn có tiêu xương ở răng hàm lớn thứ nhất, thậm chí có thể không phát hiện được triệu chứng viêm ở lợi mà vẫn có tiêu xương ổ răng. Vì nhiều bệnh nhân không có biểu hiện bệnh ở lợi nên bệnh thường tiến triển gây tiêu xương nhiều đến khi bệnh nhân có cảm giác đau mới đi khám, ở thời điểm này xương ổ răng đã mất nhiều, có trường hợp tiêu xương mặt xa răng số 6 nối với tiêu xương mặt gần tạo thành một ổ tiêu xương chứa răng.

III. BÁN KÍNH ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN MẢNG BÁM

Garant và Cho năm 1979 cho rằng, các yếu tố gây tiêu xương tại chỗ có thể xuất hiện ở vùng lân cận trên bề mặt xương. Page và Schroeder cho rằng, mảng bám răng có thể gây tiêu xương trong khoảng cách từ 1,5 đến 2,5mm. Các tổn thương rộng cách xa mảng bám hơn 2,5mm, có thể do sự hiện diện của vi khuẩn trong mô quanh răng (ví dụ bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh).

IV.TỐC ĐỘ TIÊU XƯƠNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TIÊU XƯƠNG

Tốc độ tiêu xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sức đề kháng, loại bệnh quanh răng. Khoảng 8% bệnh nhân mắc viêm quanh răng mạn tính có tốc độ mất bám dính đến 1mm. 81%, một bám đánh trung bình 0,05 đến 0,5mm/năm .11% còn lại bám 0,05 đến 0,09mm/năm.

Sự phá hủy mô nha chu xảy ra từng đợt, với những giai đoạn yên lặng xen kẽ. Kết quả của các đợt phá hủy này là tiêu collagen và xương ổ răng, làm sâu thêm túi quanh răng. Các lý do khởi phát đợt phá huỷ được lý giải như sau:

  • Khởi phát bởi phản ứng viêm cấp và vết loét dưới lợi.
  • Có các hoạt động miễn dịch với sự tăng trội của lympho B thoát từ huyết tương
  • Tăng số lượng vi khuẩn kỵ khí Gram âm di động và các vi khuẩn Gram dương l không đi động, mảng bám sau đó bị khoáng hoá thành cao răng.
  • Mô nha chu bị xâm nhập bởi một hay nhiều loại vi khuẩn.

V. CƠ CHẾ PHÁ HUỶ XƯƠNG

Các yếu tố liên quan với sự phá huỷ xương ổ răng là vi khuẩn và đáp ứng của cơ thể. Mảng bám vi khuẩn và sản phẩm tạo ra do hoạt động của vi khuẩn kích thích sự biệt hoá của các tiền tế bào xương thành các huỷ cốt bào, kích thích các hoạt động miễn dịch từ các tế bào ở lợi. Các tế bào của phản ứng viêm kích thích làm giảm số lượng tạo cốt bào do giảm sự biệt hoá sinh tạo cốt bào.

Trong bệnh viêm quanh răng phá huỷ có sự xâm nhập của một hay hai loài vi khuẩn trong mô liên kết của mô nha chu, những vi khuẩn này phá huỷ mô trực tiếp.

Các tế bào của phản ứng viêm tiết ra một số chất trung gian hoá học, ví dụ như prostaglandins, interleukin anpha và beta, các chất này làm tiêu mô.

Khi tiêm prostaglandin E2 vào trong da, sẽ có sự thay đổi ở thành mạch, khi tiêm vào dưới màng xương thì prostaglandin E2 kích thích tiêu xương. Một số thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như là flurbiprofen và ibuprofen ngăn cản sinh prostaglandin E2 và nhờ vậy giảm mức độ tiêu xương thực nghiệm trên chó.

VI. SỰ TẠO XƯƠNG Ở VÙNG BỆNH NHA CHU

Ở vùng liền kề với vùng tiêu xương có hiện tượng tạo xương, xương được tạo ra dọc theo bề mặt các bè xương, sự tạo xương này giúp tăng cường cho phần xương còn lại. Sự đáp ứng của xương vỏ với viêm bao gồm cả tạo xương và tiêu xương. Quá trình tạo xương làm chậm lại quá trình mất xương. Các nghiên cứu giải phẫu bệnh lấy từ bệnh nhân viêm quanh răng ở vùng nha chu không được điều trị cho thấy cơ thể vật chủ có khả năng chống đỡ làm dừng sự tiến triển tiêu xương và có sự tạo xương tại vị trí đã bị tiêu xương. Điều này chứng minh rằng xương ổ răng bị tiêu từng đợt và có quá trình tạo xương mới khi bệnh tạm lắng, tốc độ tiến triển và khoảng thời gian giữa các đợt bùng phát không giống nhau giữa các cá thể bệnh nhân. Biểu hiện của các đợt bùng phát là lợi viêm, để chảy máu.

Các nghiên cứu mô bệnh học chỉ ra rằng nếu các nguyên nhân gây viêm (vi khuẩn bị loại bỏ) thì các yếu tố kích thích tiêu xương cũng được loại bỏ và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo xương lành thương.

VII. SỰ PHÁ HUỶ XƯƠNG DO SANG CHẨN KHỚP CẮN

Vấn đề lực gây ra sang chấn khớp cần đã được trình bày trong bài “Sang chấn khớp cắn với mô quanh răng” và “Sự đáp ứng của mô quanh răng với lực ngoại lai”.

1. Trường hợp không có viêm tại chỗ

Lực sang chấn sẽ tạo lực ép và lực kéo căng lên vùng nha chu (cụ thể là dây chẳng và xương ổ răng) gây ra tiêu xương và dây chằng, đây là quá trình có tái sinh phục hồi, chỉ cần loại bỏ lực sang chấn thì mô quanh răng lại được tạo ra và không giảm chiều cao, rằng có thể bị di chuyển tới vị trí mới, các bác sĩ chỉnh răng áp dụng cơ chế sinh học này để di chuyển răng.

Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị tác động lực quá mạnh sẽ lung lay nhiều do vùng dây chẳng bị giãn rộng, ảnh hưởng đến khả năng nhai và dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

2. Trường hợp có viêm tại chỗ: Sang chấn khớp cắn kết hợp với viêm tại chỗ làm tăng nặng mức độ tiêu xương, tăng tốc độ bệnh viêm quanh răng.

3. Các yếu tố liên quan toàn thân: Chứng loãng xương thường gặp ở phụ nữ mãn kinh, làm giảm khoảng trong xương, người vừa có bệnh viêm nha chu và chứng loãng xương thì khó tái sinh xương.

VIII. CÁC HÌNH THÁI TIÊU XƯƠNG TRONG BỆNH VIÊM QUANH RĂNG

Bệnh nha chu làm giảm chiều cao xương ổ và thay đổi hình thái xương.

Tiêu xương ngang là hình thái tiêu xương thường gặp nhất, tấm bản xương mặt ngoài, mặt trong, vùng xương kẽ giữa các răng đều thấp xuống, nhưng có thể không đồng đều giữa các vùng.

Tiêu xương theo hướng dọc (đứng hoặc chéo); thường để lại túi trong xương. Tiêu xương theo hướng dọc được phân loại tổn thương 1, 2, và 4 thành xương. Tổn thương xương có thành có thể phát hiện trên phim Xquang nếu ở vùng kẽ giữa các rằng, nếu ở mặt ngoài hay mặt trong thì chỉ có thể phát hiện hết mức độ tổn thương khi mở vạt phẫu thuật.

Tổn thương chẽ răng nhiều chân: được chia mức độ I, II, III, IV. Độ I là chớm tổn thương, đưa cây thăm dò dọc theo rãnh lợi hay túi lợi có cảm giác có điểm lõm nhưng không mắc dụng cụ. Độ II là tổn thương chẽ thực sự mắc cây thăm dò nha chu. Độ III là tổn thương xuyên từ bên này sang bên kia. Độ IV là tổn thương độ III kết hợp tụt lợi làm lộ tổn thương chẽ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tổn thương chế: các trụ men bám quá ranh giới men cement (khoảng 13%), các nghiên cứu cho thấy 75% tổn chế có men bám quá xuống ranh giới men – cement. хиблу , thương Ông tuỷ phụ ở vùng sàn chi rằng nhiều chân: 36% răng số 6 hàm trên, 12% răng số 7 hàm trên, 32% răng số 6 hàm dưới, 24% răng số 7 hàm dưới.

IX. TÚI LỢI

Dấu hiệu lâm sàng điển hình của các bệnh viêm quanh răng là túi quanh, răng là túi quanh răng hay túi lợi

1. Định nghĩa: Túi lợi là sự sâu xuống của rãnh lợi do các bệnh viêm quanh hay túi lợi. gây tiêu xương ổ và dây chằng làm mào xương ổ răng và biểu mô kết nối di chuyển răng về phía cuống chân răng, khi chiều sâu thăm khám lớn hơn 3mm thì gọi là túi lợi.

2. Phân biệt trên lâm sàng

Túi lợi giả: loại túi hình thành do sự phì đại của lợi mà không có sự phá huỷ xương ổ răng, dẫn đến rãnh lợi sâu.

Túi lợi: loại túi có sự phá huỷ của mô nha chu. Quá trình tiêu xương và mái bám dính trên bề mặt chân răng dần dần làm lung lay răng.

Để xác định độ sâu túi quanh răng, người ta dùng thám trâm nha chu có chia vạch để đo, độ sâu túi lợi được tính từ bờ viềm lợi tới đáy túi lợi. Trên lâm sàng, các dạng tổn thương nha chu rất phong phú, vì vậy ta có thể gặp nhiều hình thái quanh răng khác nhau.

3. Phân loại túi lợi: Túi lợi trên xương và túi lợi trong xương.

  • Túi lợi trên xương: khi đáy túi nằm ngang mức hoặc cao hơn mào xương ở răng. Thường gặp ở những vùng bị tiêu xương ngang. Tôi có một thành chân răng và thành đối diện là mô lợi.
  • Túi lợi trong xương: khi đáy túi nằm thấp hơn màu xương ổ răng
  • Tổn thương mô quanh răng có thể chỉ xảy ra ở một, hai phía hoặc toàn bộ xung quanh chân răng. Tuỳ theo mức độ mô quanh răng bị phá huỷ mà túi quanh răng trong xương có thể ở một hoặc cả bốn phía xương quanh răng. Đối với túi quanh răng trong xương, người ta phân loại thành túi quanh răng 1 thành xương, 2 thành xương, 3 thành xương, 4 thành xương tuỳ theo hình dạng hốc tiểu xương ổ răng còn lại quanh răng đó.
  • Túi quanh răng 1 thành: xương ổ răng bị tiêu gần hết, chỉ còn lại một thành xương ở một phía chân răng.
  • Túi quanh răng 2 thành: còn lại 2 thành xương ở hai phía tổn thương.

Túi lợi 3 thành: xương ổ răng tiêu hết ở một phía, 3 phía còn lại của thương vẫn còn xương ổ răng.

  • Túi lợi 4 thành (tới lợi bao quanh chân răng): xung quanh chân răng, xương bị tiêu nhưng vẫn còn 4 thành xương bao quanh chân răng.

Ý nghĩa của việc phân loại túi lợi.

Túi quanh răng trên xương: cho ta thấy tiêu xương ở răng tiến triển ngang, việc điều trị tái tạo khó thực hiện.

  • Túi quanh răng trong xương: xương ổ răng tiêu theo chiều dọc hoặc chéo, việc điều trị tái tạo mô quanh răng có tiên lượng tốt hơn nếu tiến hành các biện pháp phải phẫu thuật và nạo tổ chức viêm.
  • Túi quanh răng 2, 3, 4 thành: việc ghép xương và các vật liệu thay thế xương có tiên lượng tốt hơn loại 1 thành nếu không dùng kèm theo màng tái tạo mô có hướng dẫn
  • Túi quanh răng 1 thành: việc ghép xương và các vật liệu thay thế xương không thực hiện được vì khả năng sinh xương rất ít và khó giữ được phần vật liệu ghép. Vì vậy, cần phải có một màng tái tạo mô có hướng dẫn ở phía ngoài để giữ phần vật liệu ghép.

Trả lời